SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  29
Télécharger pour lire hors ligne
THÂN TẶNG!
ÐĨATẾT2016
2015: FTU ĐÃ
THAY ĐỔI
NHƯ THẾ NÀO?
MỤC TIÊU MỚI CHO
NĂM BÍNH THÂN
PHỎNG VẤN
LANG LIÊU
START-UP:
KHÔNG CHỈ TOÀN
HÀO QUANG
NHỮNG CUỐN SÁCH
KHÔNG THỂ BỎ LỠ
TẾT 2016
NHỮNG LÃNG PHÍ
CỦA TRUYỀN THÔNG
NĂM 2015
Thân gửi những độc giả yêu
mến của Nội san Sức Trẻ,
Vậy là năm-mới-lại-đến. Câu nói quen
thuộc mà bật lên như một lời bông đùa
khi hai từ “mới” và “lại” được gắn với nhau
chẳng khác gì một cặp đũa lệch. Ấy thế mà
người ta thản nhiên nói hàng năm.
Năm mới, mà toàn làm với nhau những
việc đã cũ: một cành đào khóm quất nhiều
lộc nhiều hoa, một bữa tất niên bên gia
đình ấm cúng, một mâm cơm cúng gia tiên
nghi ngút hương trầm, một phong bao lì xì
đỏ thắm… Đôi khi ở đây ta thấy nhiều sự
phi lý thú vị - “năm mới năm me” kiêng nói
chuyện đã cũ vì quan niệm rằng cũ là xấu;
nhưng bản thân Tết Nguyên đán lại là một
trong những vết tích xa xưa nhất mà quá
khứ còn vắt lại đến ngày nay.
Bởi thế nên, dẫu rằng chúng ta có cố gắng
phủ nhận đến đâu, có muốn chối bỏ những
thứ đã qua như thế nào, thì vẫn không thể
xóa sổ quá khứ. Muốn xây thành trì tương
lai, phải biết dựa trên nền móng của cái
xưa để lại. Muốn hướng tới ngày mai, phải
biết trân trọng ngày hôm qua. Đó chính là
lí do mà chúng tôi, Ban Biên tập Sức Trẻ,
muốn lựa chọn Chủ đề “RETRO” cho số
Nội san dịp đặc biệt này.
Với tâm niệm cái mới nảy mầm từ cái cũ,
xuyên suốt Sức Trẻ 50 sẽ là những bài viết
mang tính chất điểm lại và nhìn về. Mỗi
trang viết cũng giống như một chiếc vé
cho chuyến du ngoạn về quá khứ. Liệu có
ai biết ngày Tết bây giờ khác thế nào với
Tết bao cấp của ông bà, cha mẹ, cô thầy
ngày xưa? Có ai biết về thú chơi Thư pháp
truyền thống, hay về phép Bói toán thần
diệu chứa đựng đầy bí ẩn ngàn đời? Hay
chẳng nói đâu xa xôi, năm cũ 2015, đã có
những gì bạn bỏ lỡ?
Cũng thật tình cờ và thú vị, dịp phát hành
Tết Bính Thân năm nay cũng là lúc Sức Trẻ
vừa tròn 50 số. Chọn “RETRO”, chúng tôi
muốn tri ân rất nhiều những người đã viết
nên trang Sức Trẻ đầu tiên, cách đây hơn
10 năm đã đưa Sức Trẻ số 1 ra mắt độc giả
Ngoại thương, để giờ đây chúng tôi có cơ
hội viết tiếp những trang Nội san cho số 50,
số 51,… đến dương vô cùng.
Và, như một sự hiển nhiên, chúng tôi muốn
gửi lời tri ân tới cả những độc giả đã đồng
hành cùng chúng tôi từ những ngày Sức
Trẻ còn rất trẻ. Nhân dịp Tết đến xuân về,
xin chúc tất cả những độc giả yêu mến của
Nội san Sức Trẻ một năm mới thành công-
hạnh phúc-và may mắn hơn năm cũ...
Ban biên tập Sức trẻ
08.
.10
.28
.36
20.
32.
2016The Year
of the
Monkey
2016The Year
of the
Monkey 01/2016SỨC TRẺ 50 0101/2016SỨC TRẺ 50 01
NHẬT KÝ NGƯỜI BIÊN TẬP
1.TổngkếtCuộcthiGuitarNgoạithương
mởrộng.
“Được tổ chức 2 năm một lần, Gussion – Cuộc thi Guitar Acous-
tic Ngoại thương mở rộng do CLB Guitar ĐH Ngoại thương
(FGC) tổ chức ngày càng thu hút nhiều gương mặt trẻ tài năng
trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là chơi đàn guitar. Đến hẹn lại
lên, năm nay Gussion 2015 cũng đã quy tụ được đông đảo các
bạn trẻ đam mê âm nhạc và guitar, đồng thời, Ban tổ chức (BTC)
cũng chọn ra được rất nhiều đội thi xuất sắc.
Hồi hộp nhất có lẽ chính là vòng Sơ khảo diễn ra sáng thứ 7 và
chủ nhật (ngày 12 – 13/12/2015) với khoảng gần 50 tiết mục
được trình diễn, thực sự đã làm nóng bầu không khí phòng Hội
thảo sinh viên.Tuy nhiên, với tính chất quyết định gần như cao
nhất, vòng Gala (diễn ra tối 20/12/2015) mới là đêm các đội
thi cháy hết mình cùng tài năng và đam mê âm âm nhạc. Cuối
cùng, sau tối Gala bùng nổ cảm xúc, Top 10 cũng chính thức
lộ diện, báo hiệu một Đêm chung kết không kém phần gay cấn
và hồi hộp.
Chung kết Gussion được diễn ra vào tối ngày 3/1/2016 tại sân
nhà G ĐH Ngoại thương. Tuy được tổ chức trong một buổi tối
mát mẻ nhưng cả sân khấu và khán đài đều “nóng” hơn bao giờ
hết trước những màn biểu diễn vô cùng tuyệt vời đến từ Top 10
Gussion 2015. Chung cuộc, BTC đã chọn ra được 7 đội thi xuất
sắc nhất:
Kếtquảchungcuộc
- Hạng mục độc tấu, hoà tấu:
Nhất: GT02-Phạm Huy Tùng.
Nhì: GT09-Trần Anh Tùng.
Ba: GT06- Nghiêm túc band.
- Hạng mục đêm hát:
Nhất:GN27- Subtracted By Two.
Nhì:GN07- Note Color Band.
Ba: GN35- AJC Ú Band.
- Giải thí sinh được yêu thích nhất: GN02-LYT4
Gussion 2015 đã chính thức khép lại, tuy nhiên dư âm của cuộc
thi này vẫn còn vang xa, đặc biệt là niềm đam mê guitar và âm
nhạc của các bạn trẻ là không bao giờ dập tắt. Đây còn là trải
nghiệm, là kỉ niệm, là tình yêu guitar không chỉ của thí sinh mà
còn của những người đã tổ chức ra cuộc thi. Hi vọng CLB Guitar
FTU (FGC) sẽ tiếp tục tổ chức những sân chơi âm nhạc ý nghĩa
hơn nữa dành cho các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội.
2.Cuộcthilàmseriphimtruyềnhình8tập
Evo.
Đơn vị tổ chức: Kênh truyền hình dành cho gia đình trẻ VIEW TV
kết hợp cùng quỹ VINDIE.
Chủ đề: Đề tài và thể loại không giới hạn.
Đối tượng dự thi: Tất cả những nhóm làm phim nghiệp dư, bán
nghiệp dư và chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Thời gian: Gồm ba chặng:
- Giai đoạn 1: (11/2015 – 1/2016) Vòng đơn: Các nhóm tham dự sẽ
nộp bản thảo, ý tưởng làm phim.
- Giai đoạn 2: (2-10/2016) Sản xuất phim: nhóm thắng cuộc (Đội
EVO8) sẽ nhận được kinh phí sản xuất và sự hỗ trợ của các đơn vị
để thực hiện bộ phim dựa trên ý tưởng thắng cuộc.
- Giai đoạn 3: (11,12/2016), bộ phim sẽ được phát sóng độc quyền
trên kênh VIEW TV – VTC8.
Thể lệ cuộc thi: hồ sơ dự thi mà mỗi nhóm phải chuẩn bị sẽ bao
gồm 05 tài liệu sau: 1 bản tóm tắt nội dung 08 tập phim, 1 kịch
bản triển khai chi tiết cho tập đầu tiên, 1 video clip phim dự thi với
độ dài từ 05-15 phút, 1 sơ đồ nhân vật, 1 bản dự trù kinh phí sản
xuất phim.
Cơ cấu giải thưởng:Tổng giải thưởng lên tới 2 tỷ đồng bao gồm
giải thưởng 100 triệu tiền mặt và khoản giá trị hỗ trợ hàng tỷ đồng
dành cho đội thắng cuộc để thực hiện dự án phim của mình.
Chi tiết xem tại: http://vindie.org/evo8/the-le/
4.CuộcThiÝTưởngKinhDoanhThử
TháchViệt(VietChallenge)2016
Đơn vị tổ chức: Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ
ký kết với Hội Sinh viên Việt Nam tại trường Đại học MIT, Hội
Sinh viên Việt Nam tại Boston, Nhóm Sinh viên Việt Nam tại
Harvard, cùng mạng lưới các hội sinh viên tại các nước khác
trên thế giới.
Thời gian: Cuộc thi gồm có 3 vòng:
- Vòng loại (1/1 – 10/2/2016): Ban tổ chức sẽ bắt đầu nhận hồ sơ
của các đội tham gia.
- Vòng Bán Kết: 20 đội xuất sắc nhất tham gia.
- Vòng Chung Kết:Tổ chức tại Học viện Công nghệ Massachu-
setts (MIT). 
Thể lệ cuộc thi: Lên ý tưởng kinh doanh.
Cơ cấu giải thưởng: Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra đội thắng
cuộc để trao giải thưởng 10.000$.
Chi tiết xem tại: http://www.vietchallenge.org/
3.Cuộcthi‘NgườiViệtviếtchongườiViệt’
Đơn vị tổ chức: Công ty Alpha Books.
Đối tượng tham dự: Tất cả các đối tượng là công dân Việt Nam
đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
Chủ đề: Các tác giả có thể chọn chủ đề viết ở nhiều lĩnh vực
cuộc sống: chia sẻ câu chuyện thành công - thất bại, ý chí vươn
lên trong quá trình lập nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm sống, bài học
nhân văn và quý giá cho bản thân và cho người khác... (không
chấp nhận sáng tác hư cấu, như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ).
Thể lệ tham dự: Bản thảo gửi về dự thi phải là tác phẩm chưa
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào như đăng báo, in ấn
phát hành trên bất cứ phương tiện truyền thông. Bản thảo tối đa
70.000 chữ (hoặc dài nhất 100 trang A4). 
Thời gian: 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016.
Cơ cấu giải thưởng: 
- Giải Nhất trị giá 200 triệu đồng.
- Giải Nhì 100 triệu đồng.
- Giải Ba và 10 giải khuyến khích dành cho các tác giả có sách
đoạt giải.
Chi tiết xem tại: http://alphabooks.vn/.
02 01/2016SỨC TRẺ 50
373K
01/2016SỨC TRẺ 50 03
373K
sổ họp CLB. Ngoài ra, chị Lưu Minh Châu – chủ tịch
YRC chia sẻ: “YRC đã trải qua một chặng đường rất
dài từ những ngày đầu thành lập, duy trì và phát triển
trở thành một CLB lâu đời nhất FTU nên từ những
ngày đầu tham gia vào gia đình màu tím này, các
thành viên luôn nâng niu, gìn giữ và “Sổ vàng”, bỏ
ống tiết kiệm “Hải Đăng Tím” hay chụp ảnh check-in
cùng lá cờ “Đảng Thỏ”.
Ngoài ra, chị Lê Kiều Trang – chủ tịch EC còn gợi nhớ
đến kỉ vật “Cuốn portfolio kỷ niệm 10 năm thành lập
của EC với thông tin và hình ảnh của 10 thế hệ Ec-
ers”. Đó chính là những món kỉ vật thực sự ý nghĩa để
mỗi thành viên được hoạt động trong CLB luôn lưu
giữ và trân trọng.
Muônmàucách“truyềnlửa”
Gắn kết thành viên là một sứ mệnh vô cùng quan
trọng ở bất kỳ CLB nào. Vì vậy, các CLB ở FTU đều
có một điểm chung là “văn hóa gia đình”, tuy nhiên ở
mỗi “gia đình”, các thành viên lại có cách cảm nhận
văn hóa này rất riêng.
“Tinh thần doanh trí” có lẽ chính là văn hóa đặc trưng
nhất là CLB TEC truyền lại cho các thế hệ TECers.
Tinh thần doanh trí không đơn thuần chỉ là đam mê
kinh doanh – khởi nghiệp như anh đã lầm tưởng khi
lần đầu nghe đến, mà thực chất còn là việc không
ngừng tạo ra giá trị mới, dám nghĩ dám làm, luôn chủ
động làm chủ tình hình, không ngại khó ngại khổ (anh
Nguyễn Phương Lâm – chủ tịch TEC chia sẻ).
Còn như ở YRC, văn hóa “ăn vào máu” của các
thế hệ YRCers chính là “tinh thần cầu tiến và không
ngừng học hỏi, là sự quan tâm mà các thế hệ thành
viên dành cho các lớp kế cận” - anh Tô Ngọc Phan
(cựu chủ tịch YRC) khẳng định.
Ngoài ra, văn hóa “tổ chim” – B602 và B603 chính là
điểm chung giữa hai người “hàng xóm” YMC và SIC.
“Mọi sinh hoạt, học tập, vui chơi, họp hành, ăn uống,
ngủ nghỉ,… đều có thể dễ dàng bắt gặp ở đây. Khỏi
phải nói, nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mỗi thành
viên CLB, thời gian ở đây có lẽ chỉ nhiều sau thời gian
trên lớp và thời gian ở nhà”. (Anh Nguyễn Bảo Long
– Chủ tịch SIC bật mí).
Tạmkết
Với mỗi FTUer, được tham gia và đóng góp hết công sức cho CLB là điều tuyệt vời nhất. Nhờ sự giúp đỡ và
bảo trợ từ Đoàn thanh niên (FYU) mà từ khi thành lập cho đến ngày nay, các CLB ở FTU có thể duy trì và phát
triển qua nhiều thế hệ. Để rồi FTU luôn được ngưỡng mộ về hình ảnh của gần 40 CLB – 40 “ngôi nhà” làm
nên sắc màu FTU suốt nhiều năm qua.
NgọcTrang – Ngân Hà
Khởinguồntừđâu?
Để có thể phát triển lớn mạnh như ngày
hôm nay, tất cả các CLB ở FTU đều phải
trải qua một khoảng thời gian “thai nghén”
‎và “sinh trưởng”. Là một CLB chuyên môn
có hơn 10 năm hoạt động, CLB Chứng
khoán (SIC) được nảy sinh từ một ý‎ tưởng
khá đặc biệt. Anh Nguyễn Bảo Long - chủ
tịch SIC chia sẻ: “Hồi ấy nắm bắt được xu
hướng thị trường chứng khoán đang trên
đà phát triển và dường như mọi người cứ
đổ tiền vào là có lãi, nên anh Tạ Thanh
Thảo (founder của SIC) quyết định thành
lập một CLB dành cho sinh viên đam mê
chứng khoán không chỉ tại Ngoại thương
mà còn ở Hà Nội”.
Cũng là một CLB có bề dày hoạt động và
thu hút sự quan tâm từ rất nhiều sinh viên,
anh Kim Văn Cương – cựu Chủ tịch CLB
Nguồn nhân lực (HRC) đã thổ lộ về”cội
nguồn” của CLB: “Xuất phát ý tưởng là
một kênh cung cấp thông tin về việc làm
uy tín dành cho sinh viên cùng với mong
muốn có thể giúp đỡ các bạn sinh viên
trong trường ĐH Ngoại thương tìm kiếm
được các công việc Fulltime, Part-time,
Internship phù hợp, chị Hằng Phạm (K41)
với 3 anh chị khác cùng sự hỗ trợ từ Đoàn
trường đã thành lập nên CLB Nguồn
Nhân Lực (HRC) vào năm 2005”.
Với những bạn đam mê Tiếng Anh thì hẳn
sẽ biết đến CLB Tiếng Anh (EC) cùng một
kỉ niệm ra đời khá đặc biệt. Bởi lẽ “EC
được tách ra và thành lập từ CLB Sinh
viên nghiên cứu khoa học (YRC) và ban
đầu còn có định hướng đi theo Marketing
nhưng sau đó ba anh chị K44 chơi thân
với nhau với niềm yêu thích Tiếng Anh
đã quyết định đẩy mạnh phong trào tiếng
Anh ở FTU bằng cách thành lập một CLB
Tiếng Anh” (Chị Lê Kiều Trang – chủ tịch
EC chia sẻ).
Song nhắc đến CLB ở Đại học Ngoại
thương có lẽ không thể không nhắc đến
YRC - CLB Sinh viên nghiên cứu khoa
học với số “tuổi thọ” lâu đời nhất 22 năm
trong trường. Theo lời của chị Lưu Minh
Châu – chủ tịch YRC thì YRC được thành
lập và nhận được sự bảo trợ khá lớn từ
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mơ, khi ấy
là hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương.
“Thấy phong trào nghiên cứu khoa học
nhen nhóm trong cộng đồng sinh viên
FTU lớn mạnh, nên vào ngày 02/11/1993
cô đã kí quyết định thành lập CLB Sinh
viên nghiên cứu khoa học”.
DisảncủacácCLB
Có thể nói,‎ để mỗi CLB có thể tồn tại, duy
trì, phát triển qua nhiều thế hệ và tạo nên
một bề dày lịch sử hoạt động thì chắc
chắn trong đó luôn có một sợi dây vô hình
gắn kết và giữ lửa cho mỗi thành viên. Sợi
dây đó được thể hiện qua một thứ gọi là
“kỉ vật” cộp mác CLB.
Với CLB Truyền thông (YMC) hoạt động
năng nổ trong suốt 10 năm qua, mỗi thành
viên từ khi bắt đầu tham gia đều luôn nằm
lòng và tự hào về một kỉ vật đặc biệt. Đó
chính là ba sợi dây chuyền mang chữ
Y, M, C. Anh Vũ Quang Sơn – chủ tịch
YMC bật mí: “Đây là kỉ vật quan trọng và
mang nét văn hóa độc đáo nhất của CLB.
Bởi chữ Y tượng trưng cho sức trẻ của
CLB, M tượng trưng cho chuyên môn và
C tượng trưng cho sợi dây gắn kết các
thành viên trong gia đình YMC”.
Nếu YMC có ba sợi dây chuyền thì ở HRC
lại là “bó đũa kỉ vật”. Bó đũa “thần” này thể
hiện tinh thần đoàn kết và giá trị văn hoá
của HRC. Đây cũng như là lời dặn dò của
các thế hệ trước dành cho các em: luôn
luôn giữ vững và tuân theo các giá trị cốt
lõi của CLB”.
Đặc biệt hơn với CLB Nhà doanh nghiệp
tương lai TEC và YRC thì kỉ vật mà mọi
thành viên đều nắm giữ ấy chính là cuốn
ĐI TÌM LỊCH SỬ CỦA
CÁC GIA ĐÌNH TẠI FTU
FTU luôn tự hào được biết đến với thương hiệu là “đại doanh bổ”của gần 40 Câu
lạc bộ (CLB) lớn nhỏ. Đặc biệt, nhờ có sự “đỡ đầu” và hỗ trợ của Đoàn thanh niên
ĐH Ngoại thương, các CLB ở FTU đã được khai sinh và đạt được rất nhiều thành tựu
cũng như trở thành một sân chơi lành mạnh và bổ ích dành cho các FTUers.
Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi: Cội nguồn của các CLB này là từ đâu và làm thế
nào để chúng có thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Với“cỗ máy thời gian”mà
Sức Trẻ 50 mang đến, các bạn sẽ nhanh chóng có được câu trả lời.
01/2016SỨC TRẺ 50 05
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
04 01/2016SỨC TRẺ 50
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
50 số - như một chuyến
phiêulưu
Ở những số đầu tiên, tờ báo dự kiến phát
hành 200 bản, gồm 20 trang (kể cả trang
bìa) gói gọn trong 10 chuyên mục. Bài
viết và hình minh họa được in đen trắng
trên giấy A3, sau đó được đem đi photo
và đóng lại thành quyển. Số đầu tiên của
Sức Trẻ đã được sản xuất ngay tại quán
photo đầu cổng trường. Sau này, tới số
6 và 7, Nội san dần dần được chuyển
sang in ở nhà in với bìa màu, giấy trắng
với chất lượng tốt. Hơn cả một sản phẩm,
Sức Trẻ đối với YMC còn là một dấu mốc.
Tờ Nội san là kết quả của quá trình cố
gắng, phấn đấu và chiến đấu hết mình
của các thành viên CLB thời ấy – rất mới,
rất trẻ và chưa hề có kinh nghiệm trong
việc phát hành báo. Từ chỗ là dân kinh tế
ngoại đạo, những người trẻ đã tự học, tự
mày mò từ việc viết lách, dàn trang, thiết
kế, cho tới tìm đối tác tài trợ… và truyền
cho nhau kinh nghiệm từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Quy trình Sức Trẻ bắt đầu từ việc chốt ý
tưởng mục, lên danh sách bài, lên khung
thời gian triển khai, tiến hành viết bài,
chỉnh sửa, tổng hợp bài viết, gửi Đoàn
trường duyệt, sau đó sẽ tiến hành dàn
trang, thiết kế, chỉnh sửa lại rồi mới đem
đi in ấn. Cùng lúc đó sẽ tiến hành các hoạt
động truyền thông, đặt bàn phát để đưa
Sức Trẻ tới tay độc giả. Khối lượng công
việc tương đối lớn, lại được thực hiện
trong thời gian gấp rút, đôi khi trùng với
khoảng thời gian thi học kỳ căng thẳng
hoặc bận rộn. Những chiếc mail tiêu đề
[ST X] thường được gửi đi rất muộn trong
đêm.
Trải qua 2 cuộc “đại trùng tu” vào năm
2011 (tăng kích cỡ, gấp đôi số trang) và
2015 (thay đổi form thiết kế, hướng tới
tiêu chí đồng nhất và tối giản hóa), Sức
Trẻ hiện tại đã đẹp hơn, phong cách hơn
và hiện đại hơn. Không chỉ đổi mình ở số
trang, chất lượng các bài viết cũng ngày
càng được Ban biên tập chú trọng. Đi kèm
với 50, Sức Trẻ tới nay đã mang trong
mình những con số vô cùng ấn tượng:
70.500 ấn bản đã được in, hơn 3.000.000
trang tin cùng hơn 2.000 đối tác đã giúp
đỡ và tài trợ cho ấn phẩm này.
Từ50đếnvôcực
Tạo lập được một ấn phẩm nội bộ đã khó,
duy trì và phát triển nó lâu dài còn khó
hơn. Thật thử thách nhưng cũng thật may
mắn cho Ban biên tập khi được tham gia
vào chuyến phiêu lưu này. Với Sức Trẻ
chúng tôi đã được học nhiều hơn về cách
tạo ra một trang báo: đó là những lần “bão
não” tìm ý tưởng, là niềm vui và nguồn
cảm hứng khi gặp được một nhân vật thú
vị, sự thích thú khi hiểu thêm về một góc
của FTU và hơn cả thế, là niềm tự hào
khi được góp sức mình vào việc quảng
bá thương hiệu “năng động” của một ngôi
trường giàu thành tích.
Hành trình mang tên “Sức Trẻ” cũng đã
cập bến 50. Từ 50 cho đến vô cùng, Sức
Trẻ hứa sẽ luôn giữ cho mình một “sức
trẻ” dẻo dai, để luôn trở thành cầu nối tích
cực giữa các thế hệ sinh viên, giảng viên
trong trường, truyền tải tới các bạn sinh
viên những thông tin hữu ích nhất, thực
sự trở thành người bạn đồng hành quen
thuộc của sinh viên Ngoại thương cũng
như hướng tới sinh viên kinh tế nói chung.
Để làm được điều đó, Ban biên tập xin
gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tất cả
những người đã đồng hành và hỗ trợ cho
Sức Trẻ trong quãng đường 10 năm qua,
các nhà tài trợ, các nhân vật đã đóng góp
và giúp chúng tôi xây dựng nên nội dung
của những trang viết này. Xin chân thành
cảm ơn các độc giả FTU-ers đã luôn
theo dõi và nồng nhiệt đón đọc Sức Trẻ.
Đây cũng chính là món quà quý giá nhất,
nguồn động lực lớn nhất để Ban biên
tập tiếp bước cuộc hành trình từ “50 đến
vô cực” này.
“SứcTrẻ”cótừđâu?
Tiền thân Ban biên tập của Sức Trẻ là
Hội bút Kinh tế FTU - một nhóm sinh
viên Ngoại thương có chung sở thích viết
bài Kinh tế. Năm 2005, nhóm được anh
Nguyễn Thanh An (Bí thư Đoàn trường
lúc bấy giờ) gợi ý về việc cho ra đời một
câu lạc bộ chuyên trách mảng thông tin,
báo chí, phát thanh trong trường. Không
lâu sau đó, CLB Truyền thông YMC chính
thức được thành lập vào ngày 15/8/2005
và chỉ một tuần sau, ngày 22/8/2005,
những ấn phẩm Sức Trẻ số đầu tiên
đã được phát hành và gửi đến các bạn
sinh viên. Là một trong những sản phẩm
“đinh” của YMC, cùng với sự tín nhiệm
và ủy thác của Đoàn trường, ngay từ khi
ra đời, Sức Trẻ đã được kỳ vọng sẽ trở
thành tiếng nói của sinh viên FTU, phản
ánh chân thực và nhạy bén hoạt động
của sinh viên trong trường cũng như
mang đến cho các bạn trẻ những giá trị
thông tin hữu ích, thiết thực về học tập
cũng như đời sống.
Nhưng tại sao lại là “Sức Trẻ” mà không
phải một cái tên nào khác có liên quan tới
FTU? Để trả lời cho câu hỏi này, Ban biên
tập đã liên lạc với anh Chu Anh Hoàng,
K42, chủ tịch đời đầu tiên của YMC và
được anh chia sẻ: “Thời điểm ra đời của
Nội san Sức Trẻ tương đối đặc biệt. Khi
đó “Mãi mãi tuổi 20” – cuốn nhật ký của
liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đang gây được
tiếng vang lớn và tạo nên làn sóng tràn
đầy tinh thần nhiệt huyết trong thế hệ trẻ.
Cũng đã có rất nhiều cái tên được đưa ra
cho tờ báo như “Cây bút xanh”, “Tuổi 20”,
“20s”,… nhưng cuối cùng, cái tên “Sức
Trẻ”, thể hiện đầy đủ tinh thần của thanh
niên, của tuổi trẻ, đã được anh Nguyễn
Thanh An đồng ý và lựa chọn”.
Bạn đọc thân mến, bạn đang cầm trên tay ấn phẩm
thứ 50 của Sức Trẻ - Nội san chính thức của ĐH Ngoại
thương và cũng là người bạn đồng hành quen thuộc
của rất nhiều thế hệ FTU-ers. Từ 1 cho tới 50 là hành
trình 10 năm phát triển của một CLB, là sự học hỏi
không ngừng cũng như tâm huyết của nhiều thế
hệ Ban biên tập nhằm đưa Sức Trẻ thực sự trở thành
người bạn thân thuộc, hữu ích, là người lắng nghe
đồng thời cũng chính là người đại diện cho tiếng nói
của sinh viên Ngoại thương.
Trâm Anh - NgọcTrang
Sức Trẻ
PHIÊU LƯU KÝ
01/2016SỨC TRẺ 50 07
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
06 01/2016SỨC TRẺ 50
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
chỉ. Không chỉ tuyển sinh theo “phong
cách mới”, học phí “mới”, K54 còn là thế
hệ đầu tiên sở hữu thẻ sinh viên độc lập
với thẻ ngân hàng. Ngoài ra, thay vì logo
VIB quen thuộc, khóa mới sẽ được mở tài
khoản liên kết tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương Vietcombank.
7.
Cái tên QQ canteen vốn quen thuộc với
rất nhiều thế hệ sinh viên Ngoại thương
nay chỉ còn “vang bóng một thời” với K54.
Ngay khi K54 vào trường, canteen mới
mang tên FTULand nổi bật với màu xanh
lam của Pepsi đã đi vào hoạt động thay
thế cho canteen cũ. Nhiều FTU-ers cảm
thấy khá thú vị khi được chứng kiến tận
mắt cú “hất cẳng” trực diện Pepsi dành
cho Coca ngay trong khuôn viên trường.
Thậm chí, canteen mới còn tổ chức một
cuộc thi với giải thưởng lên tới 10 triệu
đồng nhằm tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
và quảng bá thương hiệu.
8.
Năm qua ghi nhận sự tiến cao và tiến xa
của FTU-ers trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong cuộc thi Tin học văn phòng
quốc tế (MOSWC) 2015 được tổ chức tại
Mỹ, Nguyễn Thị Hiền Gia (K51 - QTKD)
đã giành về cho Việt Nam huy chương
đồng duy nhất tại hạng mục Microsoft
PowerPoint 2010, Phạm Trường Giang
(K51 - TCQT) cũng là một trong 3 thí sinh
đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi
này và lọt top 7 bộ môn Excel. Ngoài ra
không thể không kể tới Đỗ Mỹ Linh, vòng
chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015,
Nguyễn Hoàng Dũng, Dương Thành Nam
tỏa sáng trong cuộc thi Giọng hát Việt The
Voice 2015. Pinky năm nay cũng vô cùng
xuất sắc khi giành giải ba bộ môn Nhảy
cổ động - Giải thể thao sinh viên Việt Nam
(UniGames) 2015…
9.
Một trong những cột mốc đánh dấu phong
trào Đoàn hội ở Ngoại thương năm qua là
sự ra đời của FBN – CLB Nhà Ngân hàng
Tương lai. Dưới dự bảo trợ của khoa Tài
chính Ngân hàng trường Đại học Ngoại
thương, hy vọng rằng CLB sẽ ngày càng
lớn mạnh, trở thành môi trường rèn luyện
bổ ích, sân chơi lý thú dành cho những
FTU-ers có đam mê với ngành ngân hàng.
10.
Năm qua khu Chùa Láng đã thay đổi
“chóng mặt” với sự xuất hiện của cơ số
những tụ điểm vui chơi mới như: Vincom
Center Nguyễn Chí Thanh, Coffee Urban
Station, Dingtea, thư quán Nhã Nam,
khu vực quán ăn bình dân đối diện cổng
trường cũng đã được tân trang lại… Dân
Ngoại thương thậm chí còn nói vui với
nhau: Từ nay không cần phải đi đâu xa
bởi ngay phố Chùa Láng đã giải quyết
được hầu hết nhu cầu từ ăn chơi đến học
hành của các bạn trẻ. Tháng 11 năm vừa
rồi, tuyến xe bus 35 cũng chính thức dừng
hoạt động trên phố Chùa Láng, gây ra xáo
trộn không nhỏ trong việc di chuyển của
nhiều FTU-ers.
1.
Ngày 22/1/2015, thông tin về việc hoàn
thiện lắp đặt và chính thức phủ sóng wifi
toàn trường đại học Ngoại thương đã
được công bố. Nhiều hi vọng về tương
lai thuận tiện hơn trong học tập cũng như
giải trí của FTUers đã được đưa ra. Tuy
nhiên chỉ 2 ngày sau, cả 5 tài khoản wifi
này đều đã được đặt mật khẩu.
2.
Tiếp đó, tháng 2 năm 2015, một thay đổi
nữa đến với sinh viên Ngoại thương khi
K53 được khoác lên mình bộ đồng phục
với kiểu dáng “mới toanh”: Đường sọc
trắng quen thuộc ở quần thể dục đã được
thay bằng viền đỏ khá “tour-sur-tour” với
màu chữ in trên áo. Thêm vào đó, đồng
phục của K53 còn có thêm một chiếc áo
gió 2 lớp với sắc trắng - đỏ đúng chất
Ngoại thương.
3.
“Cả bốn năm đại học, vui nhất là được đi
Xuân Hòa”. Xuân Hòa của năm 2015 đã
không còn là Việt Xô, Minh Trí, S3… của
các K52 trở về trước. Tháng 4 năm qua,
K53 đã được ưu ái “xông đất” cho 3 khu
nhà mới xây của trung tâm Giáo dục Quốc
phòng Hà Nội 2 và một khu nhà “mượn”
từ trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội III.
Từ nay, khu ở mới với sự tiện nghi, khang
trang cùng khu phòng học rộng rãi sẽ
khiến kỳ học quốc phòng của FTU-ers trở
nên “dễ thở” hơn trước rất nhiều. Tuy bình
mới nhưng rượu vẫn cũ. Năm 2016 này
khi đi học quân sự, K54 chắc chắn vẫn
sẽ được trải nghiệm văn hóa vịt nướng,
bánh mì thịt xiên… có một không hai ở
Xuân Hòa.
4.
Tháng 5 năm 2015 đánh dấu một bước
chuyển mình mới của FTU khi thầy Bùi
Anh Tuấn chính thức được bổ nhiệm
vào chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học
Ngoại thương. Trước khi được điều động
về công tác tại Ngoại thương, thầy Bùi
Anh Tuấn đang giữ chức Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục & Đào
tạo. Mong rằng thầy sẽ tiếp tục lèo lái con
thuyền Ngoại thương trở thành một tập
thể vững mạnh, xứng đáng là đơn vị Anh
hùng lao động, là trường Đại học hàng
đầu của cả nước.
5.
Tháng 6 năm 2015, một trong những sự
kiện gây “rúng động” lớn nhất tới xã hội
là quyết định ghép hai kỳ thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh đại học vào làm một.
FTU trong những ngày nhận hồ sơ tuyển
sinh nô nức như… “hội” bởi sự ra vào tấp
nập cùng lo lắng thường trực của các bậc
phụ huynh, các thí sinh. Nhiều thí sinh túc
trực tại trường, rút và nộp hồ sơ nhiều lần
do dự đoán điểm chuẩn thay đổi liên tục.
Điểm chuẩn ngành Kinh tế năm qua đã
chạm tới con số kỷ lục 27.25 khối A với
điều kiện điểm môn toán không nhỏ hơn
9.
6.
Tăng học phí là một trong những câu
chuyện được FTU-ers nhắc đến nhiều
nhất năm qua. Là một trong 4 trường ĐH
được thực hiện quyền tự chủ tài chính,
học phí FTU năm học 2015 - 2016 áp
dụng với sinh viên K54 là 370.000Đ/tín
chỉ. Mức học phí được xác lập với CTTT
là 42 triệu đồng/năm, CLC 650.000Đ/tín
2015 là một năm đặc biệt
với rất nhiều dấu mốc
và sự thay đổi ở Ngoại
thương. Hãy cùng Sức Trẻ
điểm qua những sự kiện
tiêu biểu nhất ở Ngoại
thương trong 365 ngày
qua nhé!
TrâmAnh-LinLê
FTU đã thay đổi
như thế nào
2015
?
11.
Năm 2015, trường Đại học Ngoại thương
đánh dấu mốc 55 năm hình thành và phát
triển. Các hoạt động kỷ niệm gồm chuỗi
sự kiện chào mừng đặc sắc như đá bóng
giao hữu giữa FTU hai miền Bắc – Nam,
cuộc thi “Ngoại thương trong tôi”, ngày hội
FTU’s Day… và khép lại bằng gala hoành
tráng “Bốn phương hội tụ” đêm 19/11 - dịp
quy tụ “có một không hai “của FTUers 55
thế hệ đang sinh sống, học tập và làm
việc trên khắp mọi miền tổ quốc. Chúc
cho Ngoại thương sẽ vững bước phát
triển, chúc FTU-ers luôn vươn xa ra bốn
phương, xứng đáng công sức học tập,
rèn luyện tại mái trường này.
08 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 09
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
NguyễnQuốcCường–
Quánquân“BestThesis
Arward2015”
“Mục tiêu năm 2015 của mình là tìm một
môi trường thật tốt để làm việc và học hỏi.
Mình nghĩ mình đã thực hiện được mục
tiêu này. Năm 2016 mình muốn trau dồi
kiến thức hơn nữa và nắm bắt những cơ
hội thích hợp để khẳng định giá trị và khả
năng bản thân, bên cạnh đó có sự chuẩn
bị tốt cho việc tìm kiếm cơ hội đi du học
trong năm tiếp theo”.
NguyễnNhưNgọc–Phó
chủtịchCLBKinhdoanh
quốctếIBC
“Mục tiêu lớn của mình là sau 4 năm sẽ
du học thạc sĩ bằng học bổng toàn phần
để thực hiện hóa ước mơ giảng viên
FTU. Những bước đi nhỏ hơn của mình
xoay quanh 3 việc: học tập, công việc và
tình yêu. Bên cạnh những mục tiêu năm
nào cũng có là duy trì học bổng khuyến
khích, xây dựng CLB và tình yêu 5 năm
của mình thì năm 2015 mình dự định thi
qua 3 chứng chỉ MOS Word, Excel và
IELTS 7.0 nhưng vẫn chưa hoàn thành
được. Năm mới ngoài giữ được 3 thứ nói
trên, mình phải hoàn thiện nốt chứng chỉ
Excel, IELTS. Chắc chắn năm tới này
mình sẽ phải kiềm chế bản thân với những
cuộc vui cũng như dự án mới. Đành
hi sinh niềm vui trước mắt để có được
thành quả sau này thôi. Follow my head
over my heart!”
NguyễnThịKhánhPhượng
-K53-KTĐN
“Duy trì thành tích học tập, tiếp tục nhận
được học bổng của trường là những
mục tiêu chính trong năm cũ của mình.
Ngoài ra mình còn nỗ lực để thi TOIEC
với kết quả trên 800, đi phượt ở một số
tỉnh miền Bắc với bạn, tham gia tổ chức
một chương trình tình nguyện cùng với
Đội tình nguyện đồng hương Hà Tĩnh Đại
học Ngoại thương, học chơi guitar. Năm
mới đến mình muốn thử sức tham gia một
cuộc thi dành cho sinh viên, kết bạn với
một người nước ngoài, tự đi du lịch ở Đà
Nẵng và tham gia một vài chương trình
tình nguyện cho các hoạt động lớn, có liên
kết với các tổ chức nước ngoài”.
HoàngHàPhương-K54-
TCNH
“Đỗ được vào trường ĐH Ngoại thương
với điểm số khá cao chính là điều ý nghĩa
MỤC TIÊU MỚI
BÍNH THÂNMục tiêu là hành trang cần có của mọi người và tùy vào từng việc cụ thể, mỗi
người sẽ có những mục tiêu khác nhau. Trong khuôn khổ có giới hạn của Sức Trẻ
50, hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ riêng tư, giản dị đến từ những
con người của FTU trước thềm năm mới Bính Thân 2016.
CHO NĂM
nhất mình đã làm được trong năm qua.
Ngoài ra, mình còn tham gia vào một số
tổ chức thiện nguyện và có những hoạt
động khá thú vị. Là một sinh viên năm
nhất mục tiêu đầu tiên của mình chính là
tìm ra được phương pháp học tập tốt nhất
để tiết kiệm thời gian thử thách một số trải
nghiệm ý nghĩa. Bên cạnh đó, mình còn
tìm một việc làm thêm không quá nặng
mà vẫn có thể tích lũy được một số kiến
thức cho bản thân. Sang năm mới, mình
dự định sẽ đăng ký vào một lớp học năng
khiếu như vẽ hay guitar và làm một số
việc bản thân thích nhưng vẫn chưa thực
hiện được”.
TrầnPhươngHuyền-K52-
KTĐN
“Năm 2015 của mình có khá nhiều trải
nghiệm và mình cảm thấy bản thân
trưởng thành hơn. Về học tập, mục tiêu
là đạt A tất cả các môn, tuy có vấp váp
nhưng vẫn ở mức độ thực hiện được và
dành được học bổng của nhà trường. Bên
cạnh đó, mình còn đặt ra mục tiêu tự chủ
tài chính và mình cũng đã handle khá tốt.
Hè thì mình đi thực tập ở Deloitte và thấy
may mắn vì được kiến tập trong một môi
trường chuyên nghiệp như vậy. Và từ đó
mình thích kiểm toán, năm 2016 mình
sẽ đầu tư hơn cho các môn kế kiểm để
tiếp tục xác định con đường đến với Big
Four. Ngoài ra với tư cách là lớp trưởng
mình còn đặt mục tiêu gắn kết lớp hơn
nữa và muốn lớp có một buổi chụp kỷ yếu
thật rực rỡ”.
ThùyTrang Nguyễn
Zoom-inKTXngàyTết
Trái với cảnh tượng đông đúc mà bạn
đang tưởng tượng, KTX những ngày “tiền
Tết” tương đối vắng vẻ. Không khí đông
đúc náo nhiệt chỉ xuất hiện khi cả phòng
í ới gọi nhau về tham gia các bữa tiệc tất
niên, theo phòng hoặc “liên phòng”. Thu
Hà (K53 - TMQT) cho biết: “Do lịch nghỉ
Tết âm lịch và Tết dương lịch của trường
khá gần nhau nên, thời gian nghỉ dài nên
ngay đầu tháng 1, KTX đã rất vắng vẻ.
Các phòng hầu như đều đi “di tản” hết.
Nhiều người về quê sớm, nhiều người “ăn
vật nằm vạ” ở nhà bạn bè. Xúng xính hơn
một chút thì sẽ xách ba lô lên, phượt và
trải nghiệm”.
Dù vắng người nhưng tình trạng an ninh ở
ký túc FTU tương đối ổn định, các vụ việc
như mất cắp, ẩu đả gần như không xảy
ra. Bên cạnh đó, vượt qua guồng quay thi
cử cuối học kỳ một, không khí cập rập,
háo hức được trở về nhà là tâm trạng
chung của các KTX-ers còn bám trụ lại,
đặc biệt đối với sinh viên năm nhất như
K54. Thậm chí với nhiều FTU-ers quê
từ Nghệ An trở vào phía trong, Tết là dịp
đầu tiên được trở về nhà sau hơn 5 tháng
nhập học. Còn với Lít – một du học sinh
Lào đang cư ngụ tại khu KTX 4 tầng, Tết
cũng là một dịp vô cùng đặc biệt: “Trước
khi về nước thì mình cùng các bạn Lào
đang học tập tại trường sẽ đi chúc Tết
thầy cô trong hai ngày. Mình chưa ăn Tết
Âm lịch ở Việt Nam bao giờ, nếu có dịp
được ai đó mời thì chắc chắn mình sẽ ở
lại để trải nghiệm không khí năm mới của
người dân nơi đây. Ở Lào có Tết Té Nước
(Bun-ti-may) sẽ diễn ra trong ngày 13, 14,
15 tháng 4 hằng năm để cầu may mắn.
Ngày lễ này ở đất nước mình sẽ được
nghỉ khoảng một tuần. Nếu Tết Việt Nam
có hoa đào, hoa mai thì ở Lào có hoa
Khun hay Chăm pa đó!”
“PartyinKTX”
Tiệc tất niên là phần không thể thiếu trong
những ngày cuối năm ở KTX. Phương
Anh (K53 - KTĐN) kể lại: “Năm ngoái
phòng mình đi ăn lẩu xong, về kí túc thì
quá 23 giờ và cũng bắt gặp một phòng
nữa đi ăn về. Cả 2 phòng xin chú bảo vệ,
chú cũng thông cảm mở cửa cho nhưng
mà đáng yêu lắm, chỉ mở có đúng một
chút, thế là phải xoay người xong mới lách
qua được. Hai phòng, ngày thường không
quen biết nhau, bây giờ nắm tay nhau đi
hàng ngang để lách qua. Đã muộn thế
nhưng bọn mình chưa vào phòng ngay
mà ở sân hát hò, chụp ảnh rồi tới 2, 3 giờ
sáng mới về.”
Quỳnh Đỗ (K53-KTĐN) bật mí: “Đợt nghỉ
Tết Dương lịch trước đó, phòng tớ chỉ còn
lại 3 người vừa ở lại ôn thi, vừa chờ đến
Tết Âm lịch thì về một thể. Ngày ôn thi,
đêm nằm tâm sự với nhau. Thậm chí có
hôm còn dám uống bia, kể chuyện cho
nhau nghe tới 4 giờ sáng. Tớ nghĩ đó là
một trong những kỷ niệm đẹp nhất thời
sinh viên của mình”. Quỳnh cũng cho biết
ở KTX thường có 3 “tăng” liên hoan: Tự
nấu đồ ăn (hoặc ra ngoài), ra rạp xem
phim (hoặc xem tại phòng bằng laptop),
và tăng 3 là đi hát karaoke, tùy điều kiện
các phòng mà sẽ cân nhắc có tổ chức đầy
đủ hay không.
Sau những buổi tiệc tất niên, chặng đường
về quê đối với các KTX-ers ngoại tỉnh vẫn
còn rất nhiều “chông gai”. Giá vé xe trong
những ngày này thường cao từ 1,5 tới 2
lần so với những ngày bình thường. Tình
trạng chen lấn, thiếu xe khiến việc đặt vé
khá khó khăn. Tết Bính Thân đang đến
gần, chúc các bạn sẽ có một kỳ nghỉ Tết
thật vui vẻ bên gia đình và người thân!
Cùng KTX-er
Ở Ký túc xá (KTX) nghĩa là
bạn chấp nhận làm quen
cùng 7 người xa lạ, ăn
chung, uống chung với
vài phòng kế bên và gần
như phải di chuyển tương
đối khi cần gặp gỡ bạn
bè thân thiết. Nhưng ở
KTX cũng đồng nghĩa với
những bữa tiệc tất niên
đông hơn,“nhiệt hơn”và
đặc biệt là vô cùng tình
cảm.
HuyềnTrang
COUNTDOWN
10 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 11
MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
Q: Chào bạn. Bạn đã đến với bộ môn
viết thư pháp lâu chưa, và đến với nó
như thế nào?
A: Mình được đến với thư pháp từ bé.
Bố mình vốn cũng là một người học thư
pháp nên bắt đầu chỉ dạy cho mình một
chút từ khi mình còn bé. Rồi sau đó, dần
dần hai bố con hay dẫn nhau lên chùa, ra
các đình để gặp các thầy thư pháp giỏi,
các sư pháp gia để học hỏi, làm quen,
nên cũng được biết và làm quen với
thư pháp từ sớm.
Q: Thư pháp ngày nay là một bộ môn
nghệ thuật đã bị mai một nhiều, vậy
liệu việc bố bạn, rồi đến bạn, học viết
thư pháp, có phải là một hành động
nhằm gìn giữ truyền thống của cha
ông ta không?
A: Thực ra, viết thư pháp chỉ là một bộ
môn nhỏ, còn rộng ra thì đó là cả một nền
văn hóa Hán - Việt, đúng hơn là văn hóa
Hán - Nôm, đã tồn tại từ rất lâu đời. Vì
thế không chỉ đối với mỗi gia đình mình
mà còn rất nhiều gia đình khác nữa, thư
pháp, chữ Hán, chữ Nôm, đã ngấm ngầm
ăn vào máu và trở thành một truyền thống
của gia đình để lại từ đời này qua đời
khác. Thế nhưng, bẫng đi một thời gian
sau khoảng thời kỳ chiến tranh, nền văn
hóa này đã bị mai một, suy tàn và không
còn được mọi người biết đến nhiều nữa.
Cho nên việc mình, bố mình và rất nhiều
người khác nữa học viết thư pháp, đồng
hành với nó là việc học chữ Hán - Nôm chỉ
là một sự trở về với truyền thống của cha
ông đã để lại.
Câu chuyện về ông đồ
trẻ tuổi nhất Việt Nam
Trong nhịp sống hối hả
ngày nay, tưởng chừng
như những giá trị truyền
thống văn hóa chỉ còn
tồn tại trong ký ức của
những lớp người trước,
nhưng ít ai biết rằng
chính những giới trẻ
cũng đang hàng ngày gìn
giữ nét đẹp dân tộc. Đó
là câu chuyện của“ông
đồ trẻ nhất Việt Nam”-
Nguyễn Tô Tâm An, sinh
viên năm Nhất Học viện
Ngoại giao - người đang
góp phần giữ gìn và phát
triển bộ môn nghệ
thuật thư pháp.
Tufng -Thu Hường
Q: Như bạn đã nói, nghệ thuật viết thư pháp bằng chữ Hán
- Nôm đã tồn tại từ rất lâu đời. Vậy theo bạn, đâu là nét đẹp
trong bộ môn này?
A: Thư pháp cũng là một bộ môn nghệ thuật, và giống như hầu
hết các bộ môn nghệ thuật khác, nét đẹp của nó nằm ở giá trị
thẩm mỹ. Cũng giống như hội họa, vẽ tranh, bạn có thể vẽ cái
cây, vẽ ngôi nhà và rất nhiều thứ khác. Nhưng cùng là một chủ
thể, bạn có thể vẽ theo nhiều cách khác nhau, từ nhiều góc nhìn
khác nhau và nhiều kiểu khác nhau. Hoặc như nhảy múa, cùng
một điệu nhạc, cùng một giai điệu, bạn có thể nhảy bằng nhiều
động tác khác nhau, để thể hiện được xúc cảm và thông điệp
mình muốn truyền tải; quan trọng là sức hút nghệ thuật mà nó
để lại trong đó, đó chính là tính thẩm mỹ. Và thư pháp cũng vậy,
bạn viết chữ, cầm bút lông, viết, vẽ lại những ký tự, chữ cái hồi
xưa, nhưng viết cách điệu, có tính thẩm mỹ trong đó, có cái hồn
kết hợp với sự dày công tập luyện trong đó. Tất cả những điều
này tạo thành một tác phẩm, đúng nghĩa là một tác phẩm.
Q: Dù nền văn hóa Hán Nôm đã xuất hiện từ rất lâu đời
nhưng thư pháp lại là một lĩnh vực rất mới lạ, đặc biệt là đối
với giới trẻ, và bạn là một trong số ít người trẻ theo đuổi bộ
môn nghệ thuật này. Vậy bạn có gặp nhiều khó khăn hay
định kiến gì không trong việc học, có thể nói là, một ngôn
ngữ mới như thế này?
A: Mình cho rằng, đối với riêng bản thân mình thì khó khăn nhất
đó chính là thời gian, chứ khó khăn về định kiến thì hoàn toàn
không. Viết thư pháp là học một môn nghệ thuật, một ngôn ngữ
mới, là học cách cầm bút, cách chấm mực, cách viết những nét
chữ Hán lên giấy. Học viết thư pháp, cũng chỉ đơn giản như bạn
học vẽ, học nhảy mà thôi. Nhưng vấn đề đặc biệt riêng với bản
thân là vấn đề thời gian. Bởi hiện nay, các bạn phải dành rất
nhiều thời gian để học các môn văn hóa chính khóa ở trên lớp,
trên trường.Vì thế, mình bị vướng khá nhiều về lịch học trên lớp,
cũng như dành thời gian để ôn tập các môn ở trên lớp nữa. Chưa
kể, không như các môn nghệ thuật như tập đàn, hát, nhảy, tính
phổ cập rất cao và có thể dễ dàng tìm một nơi để theo học, tính
phổ cập của nghệ thuật viết thư pháp chưa rộng nên chỉ có một
vài cơ sở tại các chùa hay các đình là dạy thư pháp. Việc đóng
khung thời gian để học thư pháp của mình thường là cuối tuần,
nhưng đôi khi lại có những việc gia đình hay ở trường chẳng hạn,
nên việc học thư pháp của mình đôi khi bị ngắt quãng một chút.
Nhưng chỉ cần lên lịch cụ thể và chi tiết, học cách kiểm soát thời
gian biểu của bản thân, mình hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian
cho bản thân để có thể đào sâu hơn vào bộ môn này. Mình nghĩ
là nhiều bạn trẻ cũng vậy, song song với các hoạt động khác
thường ngày, các bạn hoàn toàn có thể dành thời gian để làm
những điều mình yêu thích. Nếu bạn yêu thích, bạn sẽ sắp xếp
được, chẳng việc gì là bất khả thi cả.
Q: Vậy, theo bạn yếu tố quan trọng nhất để trở thành một
người viết thư pháp là gì?
A: Thực sự thì mình nghĩ đây không phải là một câu hỏi, hoặc
nếu là một câu hỏi thì nó cũng không cần thiết phải trả lời.Điều
quan trọng là nếu bạn thích thì bạn cứ làm thôi. Nó gọi là đam
mê, và khi nó là đam mê, thì không cần nhiều những yếu tố bên
ngoài khác.
Q: Vậy sau tất cả những khó khăn bạn gặp phải, điều gì đã
khiến bạn giữ được niềm đam mê với thư pháp lâu đến thế?
A: Thứ nhất là mình cũng đã trải qua một khoảng thời gian gắn
bó với thư pháp khá dài, từ bé. Đối với mình, thư pháp cũng
giống như một người bạn, cứ học thì biết, cứ chơi lâu dần thì
thân. Chẳng hạn như các bạn hay cầm bút bi để viết, nó thành
một thói quen, lâu dần bạn quen đến mức không thể thiếu nó
khỏi cuộc sống được nữa. Đối với mình cũng vậy, khi mình học
viết chữ Hán, mình phải học cách cầm và dùng bút lông, nó
giống như một sự hòa hợp với nhau, càng tập dần thì mình càng
thấy nó gần gũi, không còn gì xa lạ nữa. Điều quan trọng là, khi
bạn đã đam mê điều gì đó, bạn phải biến nó trở thành một thứ
luôn thân thuộc với bạn, luôn gắn bó với bạn, và bạn không thể
sống thiếu nó. Đam mê, đó chỉ là những thứ thân thuộc ngay
xung quanh các bạn thôi, các bạn không phải đi tìm đam mê ở
đâu xa cả. Chính những thứ bạn yêu thích, gần gũi và bạn nhận
ra, thì đó chính là niềm đam mê của bạn.
Q: Vậy, bạn sẽ theo đuổi niềm đam mê này trong một thời
gian dài nữa chứ?
A: Chắc chắn, chắc chắn là như vậy rồi.
12 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 13
BA LÔ TRẢI NGHIỆM BA LÔ TRẢI NGHIỆM
1. Đừng trả “nhiều” hơn
trongkhibạncóthểtrả“ít”
hơn.
Hãy bắt đầu “nhạy cảm” hơn với môi
trường xung quanh một chút: Một chiếc
bánh bao một trứng cút được bán ngoài
cổng trường có giá mười hai nghìn đồng,
nhưng ở canteen FTU Land, bánh bao với
1,5 quả trứng chỉ có giá tám nghìn đồng.
Đặc biệt ở ngõ Ngoại giao, bánh bao 2
trứng chỉ có giá sáu nghìn đồng. Một hành
động nhỏ có thể xây dựng thành một thói
quen lớn, vì vậy đừng “ngại ngần” nếu
bạn thực sự mong muốn bảo vệ hầu bao
của mình.
Ngoài ra, bạn có biết mình luôn có thể
mua một món đồ với mức giá rẻ hơn so
với những gì người bán hàng công bố?
Khi cần mặc cả, bạn có thể áp dụng một
số mẹo sau: Đi theo đám đông để được
đồng bọn “đỡ lời”; lựa chọn đúng “thời
điểm vàng” để người bán hàng dễ xuống
giá (đầu tháng, đầu ngày, khi chưa bán
được nhiều hàng... Tuy nhiên hãy cẩn
thận, chiêu này rất dễ phản tác dụng);
không tỏ ra quá thích thú; tìm ra một số
điểm chưa hoàn hảo ở món đồ để lấy cớ
xuống giá; xuống một giá thấp hẳn sau đó
mới từ từ nâng lên…
2. Biết rõ mức chi cho cuộc
sống
Lập một danh sách những chi tiêu bắt
buộc hàng tháng, vì vậy bạn sẽ hiểu được
tiền của mình phải đi về đâu. Càng ước
đoán chi tiêu đầu mỗi tháng chính xác
bao nhiêu thì số tiền bạn tiết kiệm được
sẽ nhiều lên bấy nhiêu.
Bạn nên xây dựng cho mình 2 loại tài
khoản: một cho nhu cầu thiết yếu và một
cho những mong muốn bộc phát. Trước
hết hãy ghi chép lại những khoản chi
“cứng” như tiền thuê nhà, tiền ăn uống,
sinh hoạt, tiền học,... Tài khoản còn lại
sẽ phục vụ cho những mục đích “mềm”
như đi chơi, chi mua quần áo, quà sinh
nhật hay những thứ mà bạn thích. Lưu ý
là khoản tiền này rất dễ bị “lạm phát” theo
ham muốn và sở thích riêng nên hãy tự
kiềm chế bản thân bằng những phương
pháp “cứng” nhé!
3. Tự ra giới hạn cho bản
thân
Đặt cho bản thân những khoản hạn định cho
việc như giải trí, ăn ở hàng quán, quần áo
và những khoản chi đặc biệt khác. Những
khoản này được gọi là “tài khoản hưởng
thụ” và theo các chuyên gia quản lý tài
chính, chúng chỉ nên chiếm khoảng 10%
thu nhập của bạn. Tài khoản này dùng để
“nuông chiều” bản thân, làm những việc
mà bản thân thích thú. Nếu một tháng bạn
kiếm được hai triệu đồng, hãy dùng hai
trăm nghìn đồng để thỏa mãn “cơn thèm
thuồng” một đôi giày thật chất hay một
thỏi son thật đẹp nhé!
Vậy nếu cùng một lúc, bạn muốn mua cả
son và giày? Hãy áp dụng nguyên tắc ưu
tiên để xác định món đồ cần kíp với mình.
Nếu bạn là người ưa di chuyển, thích
khám phá, trước hết hãy đặt ưu tiên vào
một đôi giày tốt. Nhưng nếu bạn là một cô
nàng điệu đà, hãy để đôi giày cho tháng
sau! Nguyên tắc chi tiêu của tài khoản
này là đừng bao giờ vượt quá giới hạn
đặt ra nếu bạn không muốn “gặm mỳ gói
cả tháng”. Tuy nhiên bạn cũng không nên
phớt lờ nó, hãy tiêu nó theo đúng cách
mà bạn cảm thấy thỏa mãn. Quản lý chi
tiêu là một lối sống, không phải một giải
pháp tức thời.
4. Sử dụng các phần mềm
quảnlýchitiêu
Thay vì chỉ dùng smart phone vào
việc chơi điện tử hay cập nhật mạng
xã hội, hãy sử dụng nó như một công
cụ đắc lực cho việc quản lý bản thân.
Một số ứng dụng quản lý chi tiêu khá
phổ biến hiện nay có thể kể đến như
Money Lovers, Moneyfy,..
Sau khi đi chợ hay trả tiền xăng xe, hãy
đảm bảo bạn “kê khai” đầy đủ những
khoản chi của bạn vào phần mềm. Phần
mềm có thể giúp bạn tự phân tích hành vi
mua sắm của bản thân, xác định ưu tiên,
hoạch toán thu chi và thậm chí là đưa ra
những lời khuyên chi tiêu thiết thực, lên kế
hoạch chi tiêu phù hợp với các sự kiện cụ
thể của bạn.
5.Kiếmthêmtiền
Thay vì nghĩ cách “tiêu sao cho vừa”,
hãy nghĩ đến việc mở rộng tài khoản của
mình. Mâu thuẫn lớn của con người là
khi còn trẻ, bạn thích rất nhiều thứ nhưng
thường không có quá nhiều tiền. Ngược
lại khi về già, bạn có tiền nhưng lại không
còn quá nhiều ham muốn chi tiêu. Sinh
viên là khoảng thời gian “nghèo nhất”
nhưng đồng thời cũng là lúc bạn có nhiều
“sức trẻ” nhất. Bạn có thể nhờ vào sức
mạnh công nghệ để mở một cửa hàng
kinh doanh nhỏ ngay trên Facebook mà
không mất một chi phí nào cho việc thuê
địa điểm hay quầy hàng, trang trí… Bạn
có thể làm gia sư và kiếm những khoản
thu nhập nhỏ từ chính những kiến thức
của mình. Sale cũng đang là một nghề
tương đối thu hút giới trẻ vì những kỹ
năng giao tiếp và mạng lưới network mà
công việc này mang lại. Đối với sinh viên
Ngoại thương, trợ giảng ở trung tâm tiếng
Anh, quản lý fanpage, marketing online,
dịch thuật… là những công việc vô cùng
quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi mốt.
Tạmkết
Quản lý tài chính vốn không phải một công việc dễ dàng, đặc biệt là đối với sinh viên. Tuy
nhiên hãy coi đây như một bài tập dài hạn để rèn luyện lối sống tích cực, chủ động và lành
mạnh.“Quản lý chi tiêu là một lối sống, không phải một giải pháp tức thời”- dù có áp dụng
quy tắc nào, hãy đảm bảo sự thỏa mãn tối thiểu cho bản thân bạn.
5 bí kíp chi tiêu
trong năm mới
hiệu quả
“Đầu tháng ăn sang, cuối tháng tàn tàn mì gói”hẳn là cảnh thường gặp của sinh viên.
Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng trong dịp lễ, tết, giữa vô vàn các chương trình
khuyến mại“béo bở”cùng ti tỉ những món đồ cần mua cho năm mới. Nhân ngày đầu
năm, SứcTrẻ xin gửi tới bạn đọc một số bí kíp chi tiêu, hi vọng bạn đọc sẽ có một năm
mới“xúng xính”và no đủ!
Mai Hoàng – Lin Lê
14 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 15
BA LÔ TRẢI NGHIỆM BA LÔ TRẢI NGHIỆM
Nhữngđiểmnhấnkinhtế
thếgiới2015
Giá dầu chạm đáy 13 năm qua: Khép lại
năm 2015, giá dầu thô trên thị trường thế
giới quanh ngưỡng 35$/thùng, thấp nhất
trong vòng 13 năm qua. Tuy nhiên, giá
dầu vẫn chưa có dấu hiệu đi lên vì lượng
cung quá lớn so với cầu.
Phá giá đồng Nhân dân tệ: Ngày 11-12/8,
ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất
ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ với biên
độ 3.6% gây áp lực lớn lên thị trường tài
chính kinh tế toàn cầu; đồng tiền rẻ đồng
nghĩa với việc cán cân thương mại giữa
Trung Quốcvà các nước thay đổi trong đó
có VN. Theo tính toán, đồng Nhân dân tệ
giảm giá 1% thì thâm hụt thương mại của
VN với Trung Quốc tăng 0.6 – 0.8%.
Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tăng lãi
suất: Ngày 16/12, FED tăng mức lãi suất
lên 0.25%. Quyết định trên của FED đã
gây ảnh hưởng nhiều tới tỷ giá đồng đô
la và giá vàng giao dịch trong nước và
thế giới. Lãi suất USD tăng gây ra lo ngại
đồng đô la Mỹ mạnh lên kích thích việc
rút vốn của các nhà đầu tư khỏi các thị
trường mới nổi.
Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP): Sau 5
năm trời ròng rã đàm phán, vào ngày
5/10/2015, TPP đã đàm phán thành công
và dự kiến trong quý 1 năm 2016 sẽ có kết
quả phê chuẩn cuối cùng từ quốc hội của
các quốc gia thành viên. Theo ước tính,
sau khi có hiệu lực, TPP với nhiều tiêu
chuẩn cao sẽ trở thành khu vực thương
mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu
dân và chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.
ViệtNamvànhững
thànhtựu...
VN đã có một năm với các chỉ số vĩ mô
ổn định: Tăng trưởng GDP cả nước đạt
6,68%, cao hơn chỉ tiêu 6,2% mà Quốc
hội đã đề ra. Đây là mức tăng cao nhất
5 năm qua, phản ánh nền kinh tế đã hồi
phục rõ nét. Bên cạnh đó, Chỉ số giá tiêu
dùng CPI kiểm soát được lạm phát ở mức
thấp (0,63%) đã góp phần quan trọng vào
sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể thấy mức
tăng CPI năm 2015 là mức tăng rất thấp
trong vòng 14 năm qua theo xu hướng
chung của thế giới, do ảnh hưởng tích
cực của giá dầu và sự quản lý hiệu quả
của nhà nước.
ĐIỀU GÌ CHỜ ĐÓN
Một năm vừa qua đã chứng kiến nhiều biến động của kinh tế thế giới. Việt Nam
(VN) trong thời gian đó cũng đã hoàn tất đàm phán thủ tục gia nhập TPP, có GDP
tăng cao, lạm phát thấp, nhưng nợ công chạm trần, cạn kiệt ngân sách,...Nhìn về
2015, cho ta nhiều dự đoán về một năm 2016 với nhiều thách thức song hành
cùng cơ hội.
KINH TẾ VIỆT NAM
2016?
Hội nhập kinh tế sôi động: Năm qua, VN
đã kết thúc đàm phán 4 Hiệp định tự do
thương mại (FTA) với Liên minh kinh tế
Á- Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và
TPP,đưa tổng số các FTA mà VN tham
gia lên 14. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) được hình thành từ ngày
31/12/2015 sẽ tạo thêm cơ hội cho VN hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu
vực (RCEP) đang trong giai đoạn nước
rút, hứa hẹn sẽ đi đến đích cuối cùng vào
năm tới.
Cònđónhữngvấnđề…
Về vấn đề nợ và nợ công: Tại Hội nghị
Tổng kết của ngành Tài chính vừa qua,
đại diện Bộ Tài chính cho biết mặc dù
nợ công đã lên tới mức 61,3%GDP, nợ
Chính phủ khoảng 48,9%GDP, nợ nước
ngoài của quốc gia khoảng 41,5%GDP;
song Bộ khẳng định vẫn đảm bảo an ninh
tài chính quốc gia. Với việc nợ công tăng
cao và ngân sách cạn kiệt, đây có thể là
mối đe dọa lớn và liên quan đến rất nhiều
thế hệ sau nếu tình trạng không được cải
biến.
Về năng suất lao động: Số liệu cho thấy
rằng mức tăng năng suất lao động của
VN chưa đến 4% và đang có xu thế giảm,
trong khi đó Trung Quốc là 7%, Hàn Quốc
trên 5%. Tốc độ tăng năng suất lao động
hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng
nhanh và bền vững.
Năng lực cạnh tranh của VN giai đoạn
2015-2016 thấp: chỉ đạt 4,3/7 và đứng thứ
56 trên tổng số 144 nền kinh tế Trong khu
vực Đông Nam Á, chỉ số GCI của VN hiện
đứng sau 5 quốc gia gồm: Singa-
pore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia
và Philippines.
Số lượng khách du lịch đến VN giảm: Tính
chung cả năm 2015, lượng khách quốc tế
đến nước ta ước tính đạt 7,94 triệu lượt
người, giảm 0,2% so với năm trước và
đây là năm đầu tiên khách đến VN giảm
kể từ năm 2009.
Nhữngcánhcửamớitrong
năm2016
Nhìn vào những thành tựu ngoại giao mà
VN đã đạt được trong năm 2015, năm
2016 hứa hẹn sẽ là một năm cực kì sôi
động khi nước ta hội nhập sâu rộng và
toàn diện, mở ra một sân chơi cho các
doanh nghiệp VN giao lưu và phát triển.
Tuy nhiên, doạnh nghiệp VN cần năng
động và nắm bắt cơ hội trong nước, nhất
là trong những ngành VN có lợi thế cạnh
tranh cao như nông nghiệp và dệt may.
Trong 2016, giải ngân lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đạt đạt
kỉ lục. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Bùi Quang Vinh dự đoán vốn FDI giải
ngân năm nay có thể đạt 14 tỷ USD, cao
hơn 1,5 tỷ USD so với năm ngoái. Có thể
khẳng định sức hấp dẫn của VN ngày
càng lớn sau hiệp định TPP và trong
thời điểm này, vốn FDI sẽ là một kênh
thu hút vốn đầu tư hiệu quả, quan trọng
và ổn định.
Việc thay đổi nhân sự từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII cũng là một nhân
tố quyết định tới việc phát triển kinh tế VN
trong những năm tới. Đồng thời, hàng loạt
dự thảo văn bản pháp luật đã và đang
được trình lên Quốc hội để phê duyệt,
hứa hẹn mở ra một khuôn khổ pháp lý
hỗ trợ VN hội nhập sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới.
Khép lại bức tranh kinh tế 2015 của VN,
chúng ta đều hi vọng nền kinh tế trong
năm 2016 sẽ tiếp nối những thành tựu đã
đạt được ở năm cũ và mở ra nhiều cơ
hội để phát triển toàn diện và ổn định.
Với những thế hệ lãnh đạo mới sau Đại
hội Đảng toàn quốc, mong rằng VN sẽ
vững bước hơn nữa trên con đường công
nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập phát
triển cùng thế giới và tăng cường đời
sống toàn dân.
NguyễnThuý Hoà -
CLB Kinh tế toàn cầu
16 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 17
KINH TẾ KINH TẾ
H
ồi bà còn nhỏ, khoảng những
năm 50 của thế kỉ trước, Tết là
những ngày may mắn được ăn
cơm trắng không phải trộn với
ngô khoai, là lúc hợp tác xã phân phối
cho mỗi nhà vài miếng thịt lợn, là những
ngày ra đình xem hội làng. Ban ngày, làng
ta sẽ tổ chức cho trai gái chơi đánh đu,
đánh cờ người. Tối đến, cả làng tập trung
xem hát chèo, hát tuồng. Cụ ngoại con
chia cho bà và các anh chị em mỗi người
một chiếc bánh mật con con để đem đi
chơi, vừa ăn vừa xem hội. Gọi là bánh
mật cho sang thôi, thực ra đó là một loại
bánh làm bằng gạo nếp trộn lẫn với gạo
tẻ, nhà nào khá thì trộn hai phần bột nếp,
một phần bột tẻ, giã đều rồi rưới thêm một
chút mật mía, nặn thành hình tròn rồi đồ
lên, ăn vào cứng đét, chỉ hơi ngòn ngọt,
chứ không dẻo ngon như bánh trái bây
giờ. Khi có hợp tác xã, khoa học kĩ thuật
bắt đầu manh nha, ngày Tết cả làng được
nghe radio, chạy bằng pin nhiệt điện. Khi
đốt đèn măng-xông, cả sân đình sáng
lên, đồng thời có pin để chạy đài. Lúc
đó, chẳng ai biết cái radio là gì, chỉ thấy
không có người mà cứ nghe thấy tiếng
nói, bài hát phát ra thì liền bảo nhau: “Trời
ơi, trong đấy có con ma đó, nó nói, nó hát
trong đó đấy!”
Khi bà lớn lên, đi học Đại học Sư phạm I
ngoài Hà Nội, Tết là dịp để về thăm nhà.
Quê mình xa nên suốt năm bà chỉ về được
vào dịp Hè và Tết. Chiều ba mươi, ga Hà
Nội đông nghịt người. Chỉ đeo chiếc ba lô
con con, bà lên tàu nhưng chỉ chen được
một chân, chân còn lại phải co lên cho
người khác có chỗ đứng, trụ như vậy suốt
mấy tiếng đồng hồ. Đi bộ mấy chục cây
số nữa mới về đến làng mình thì cũng đã
sắp giao thừa. Bà chỉ kịp ăn bát cơm nấu
vội của cụ con rồi đón thời khắc giao thừa
cùng cả nhà luôn.
Ông bà lấy nhau vào khoảng năm 1968,
lúc bấy giờ, đời sống nhân dân gặp rất
nhiều khó khăn vì tất cả đều dồn hết cho
chiến trường, thanh niên trai tráng đều
xung phong đi chiến đấu, ở quê chỉ còn
lại người già, trẻ nhỏ và những người có
sức khỏe yếu, không thể đi bộ đội hay dân
công hỏa tuyến. Ngoài chiến trường lúc
này, Tết chính là thời điểm phải nâng cao
cảnh giác nhất vì địch hay tận dụng cơ
hội để tấn công quân ta. Ông con là bộ
đội nên từ khi lấy ông, năm nào bà đều
một tay chuẩn bị đón Tết cho cả gia đình.
Nhưng trước khi lo cho cái Tết của mọi
người trong gia đình, bà còn phải lo... cho
lợn ăn Tết vì có vỗ lợn béo, bán được giá
thì mới có tiền sắm sanh. Thế là, bà và
ông con lại kì cạch đạp xe lội sông qua
chợ Chủ Nhật, lai được bì sắn về nấu cám
cho lợn. Những ngày trước Tết, mọi người
tập trung cấy, cày cho xong. Các gia đình
chỉ ăn Tết trong vòng ba ngày: ba mươi,
mùng một và mùng hai, đến mùng ba lại
tất tưởi ra đồng làm việc, không được nghỉ
gần một tháng trời như bây giờ. Tết những
ngày chiến tranh rất đơn giản nhưng đầm
ấm. Dù khó khăn về vật chất nhưng gia
đình mình vẫn cố gắng chuẩn bị một cái
Tết tươm tất nhất có thể, thờ cúng ông
bà tổ tiên chu đáo. Những món ăn không
thể thiếu trong ngày Tết của nhà mình là
bánh chưng và cháo mật. Bây giờ, cái gì
cũng sẵn, dịch vụ phát triển nên lúc nào
cũng có thể đặt mua ngay được. Nhưng
trước kia, tất cả đều một tay bà chuẩn bị.
Hợp tác xã có làm thịt một con lợn mán
còi cọc, một vài bánh xà phòng, khăn mặt
chia cho cả làng. Nhưng để có được một
miếng thịt lớn quý ấy, bà phải sai bố con đi
xếp hàng từ sáng sớm cho đến chiều tối.
Ông bà chúng ta
Đã ăn Tết như thế nào?
Một bánh xà phòng, một chiếc khăn mặt
đều phải cắt đôi, mỗi nhà một nửa. Rồi thì
dành dụm mãi được bò gạo nếp, một ít
mật mía để 23 Tết nấu chè cúng ông Táo.
Trước khi đi làm, lo dậy sớm từ sáng ra
chợ mua mấy con cá chép con đưa ông
Công lên chầu trời. Ngày trước người ta
có đi bán cá dạo, đem đến tận nhà như
bây giờ đâu con. Ra chợ mà không có,
bà phải lội xuống dưới tận chỗ làng chài,
chọn mấy con cá khỏe một chút, không
được cá vàng hay cá nhiều màu như mẹ
con vẫn mua.
Nhà mình tuy khó khăn nhưng bà vẫn cố
gắng kiếm cho bố và các chú con có manh
áo mới đi chơi Tết cho bằng bạn bằng bè.
Nhớ một năm nọ, khi bố con học cấp hai,
chú hai vừa đi học, chú út thì còn bé lắm,
trước Tết cả tháng trời, bà phải đặt trước
ở cửa hàng bách hóa trên huyện ba bộ
quần áo trẻ con. Chiều hai chín Tết, bà đi
dạy về muộn, lên cửa hàng nhận đồ thì
họ sắp đóng cửa, cũng may vẫn còn ba
bộ quần áo. Nhưng về nhà mới nhận ra,
ba cái áo vải hoa của con gái, ba cái quần
vải xô gai của con trai. Nhìn bố con và các
chú háo hức chờ được thử quần áo mới,
bà vừa buồn cười, lại vừa thương. Thế
là đêm hôm đó, sau khi sửa soạn cơm
nước, làm mâm cơm cúng, dọn dẹp xong
xuôi, bà hì hụi khâu khâu vá vá sửa lại
mấy chiếc áo con gái thành dáng áo con
trai. Sáng mai, bố con và các chú, mặc ba
chiếc áo hoa và ba chiếc quần xô gai, đi
khoe khắp làng khắp xóm.
Thế là thấm thoắt, bao nhiêu cái Tết đã
trôi qua. Thật lạ là, dù nhiều gian khổ,
thiếu thốn, nhưng sao bà vẫn nhớ những
cái Tết thời còn khó khăn ấy đến thế. Các
con bây giờ chắc không đứa nào biết
được cảm giác mừng rỡ đến run người
khi cả nhà có một đĩa thịt đông cho bữa
cơm Tất niên đâu. Bây giờ quanh năm đủ
đầy, nên Tết cũng không còn cái háo hức,
mong chờ để được ăn no, ăn ngon, được
quần áo mới như xưa nữa. Ước gì Tết
bây giờ bà được nghe lại tiếng pháo của
những Tết xưa – những thanh âm quen
thuộc ấy bây giờ chỉ còn lại trong kí ức và
nỗi nhớ thôi...”
Trải qua thời gian, ngày Tết Nguyên Đán trong lòng mỗi người mang
những màu sắc riêng. Và tôi đã có cơ hội được nghe về chuyện đón
Tết của ông bà tôi vào những năm 60 của thế kỉ trước, khi đất nước còn
chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam, miền Bắc trong thời kì bao
cấp lạc hậu, khó khăn thiếu thốn. Nhiều mẩu chuyện tôi thấy thật khó
tin – cứ như những câu chuyện cổ tích mà tôi ở thời hiện đại chẳng bao
giờ có thể hiểu hết vậy.
Dựa theo lời kể của bà HoàngThị Chung
Địa chỉ:ThịTrấnThọ Xuân –Thọ Xuân –Thanh Hóa
Bút Chì (híhoáyghi)
18 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 19
CÂU CHUYỆN BÚT CHÌ CÂU CHUYỆN BÚT CHÌ
Bứcxúckhônglàmtavôcan
–ĐặngHoàngGiang
Nếu muốn tìm một cuốn sách để tổng kết lại
những sự việc gây tranh cãi trong năm 2015
thì “Bức xúc không làm ta vô can” là cuốn
sách dành cho bạn. Đây là tập hợp những
bài bình luận về các vấn đề được đăng báo
trong vài năm qua của Tiến sĩ Đặng Hoàng
Giang - một người giàu trí, giàu tâm, đã tỉ
mỉ bóc tách lớp lang từng vấn nạn như một
bác sĩ lành nghề với con dao mổ lạnh lùng,
sắc gọn. Những năm gần đây, người ta “bức
xúc” rất nhiều, dư luận dùng cái nhìn “từ trên
cao” để ngó xuống những nạn nhân của
một vấn đề nào đó để mà bức xúc. Nhưng
vấn đề lại ở chỗ những bức xúc đó dường
như chỉ là cái nhíu mày khó chịu của những
người chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Hãy
đọc “Bức xúc không làm ta vô can” để đón
năm mới với những quan điểm mới nhé.
Hãychămsócmẹ-Shin
KyungSook
Đã năm nào bạn đón Tết với băn khoăn:
“Năm nay cha mẹ mình sẽ lại già thêm một
tuổi”? Dù có hay chưa thì “Hãy chăm sóc
mẹ” vẫn sẽ khiến cho bạn nâng niu từng
khoảnh khắc bên gia đình của ngày Tết.
Cuốn sách như rung lên một hồi chuông
trong tâm khảm chúng ta. Từ câu chuyện đi
lạc của một người mẹ già, ta thấy được sự
vô tâm đáng trách của những đứa con. Và
trong những người con vô tâm ấy, ta dường
như thấy được chính bản thân mình.
Đạomộbútkí–NamPhái
TamThúc
Giống như tên gọi, “Đạo mộ bút kí” là một câu
chuyện dài tập về chủ đề trộm mộ ở Trung
Quốc. Thế nhưng, cuốn sách không phải là
một câu chuyện phiêu lưu kinh dị đơn thuần.
Đọc “Đạo mộ bút kí”, bạn sẽ có cơ hội được
biết nhiều hơn về những bí ẩn, văn hóa,
phong tục của Trung Hoa cổ. Với những bạn
không thể đọc được thể loại kinh dị thì cũng
đừng lo lắng, giọng văn “tưng tửng” cùng
những nhân vật hài hước được nhà văn xây
dựng chắn chắc sẽ xoa dịu được những pha
căng thẳng, khiến bạn vô cùng thoải mái khi
đọc.Nếu bạn muốn thêm thắt một chút u ám,
một chút phiêu lưu vào những ngày Tết rực
đỏ thì hãy chọn “Đạo mộ bút kí” nhé.
Chiếnbinhcầuvồng–
AndreaHinata
Bạn thấy cuộc đời mình đang chẳng có gì
hấp dẫn, những ngày Tết trôi qua thật nhạt
nhẽo chán chường? Hãy cầm “Chiến binh
cầu vồng” lên và đọc đi thôi. “Chiến binh cầu
vồng” là câu chuyện về những mảnh ghép
không hoàn hảo của cuộc đời, bị cuộc đời
ruồng rẫy, bỏ quên. Cuốn sách như một
chuyến tàu hai chiều tốc hành đưa ta về với
những mộng mơ của thuở nhỏ, nhưng cũng
ngay lập tực chở ta về với thực tại với màn
đêm đen kịt. Với giọng văn ngọt ngào nhưng
không xa rời thực tế, Andrea Hinata khiến ta
phải tự vấn bản thân “Liệu, những đứa trẻ
no đủ và coi mọi thức là điều hiển nhiên như
chúng ta đã bỏ lỡ những gì?”
AndreaHinata
Tết là những ngày bạn được mẹ “vỗ béo” với
đủ các món truyền thống. Thế nhưng, bạn
có thể đã chán ngấy những tảng thịt mỡ hay
những miếng bánh chưng to ụ. Những lúc
như vậy thì “Bánh mì thơm, cà phê đắng”
sẽ trở thành “cứu cánh” đích thực của bạn.
Cuốn sách sẽ đưa bạn rong ruổi khắp những
nẻo đường của mảnh đất châu Âu với mùi
cà phê thấm đượm cánh mũi và vị ngọt ướt
đẫm đầu lưỡi từ những viên chocolate ngon
tới mức “run rẩy cả tay chân”. Đọc cuốn sách
bạn sẽ luôn phải ở trong tình trạng “mắt đọc
mà miệng nuốt nước miếng ừng ực”. Từ
những món chính như súp cá hồi của Hel-
sinki (Phần Lan) đến những món ăn vặt như
sữa chua Hi Lạp rưới mật ong đều được
miêu tả bằng những ngôn ngữ giản dị nhất
nhưng cũng là “đắt” nhất. Đây chắc chắn là
cuốn sách không thể bỏ qua với những tín
đồ của ẩm thực phương Tây.
Mong rằng, với những cuốn sách trên, các
bạn sẽ có cho mình một “khoảng dừng” thật
ý nghĩa để đón chào một năm mới với những
nguồn năng lượng mới, thành công mới.
Lin Lê
Một năm 365 ngày, sinh
viên Ngoại thương có ba
tuần được nghỉ Tết âm
lịch. Trong“khoảng dừng”
giữa những vội vã của đời
sinh viên, không thể thiếu
những thứ gia vị mang
tên“sách”. Thế nhưng,
giữa một rừng hàng
vạn các đầu sách, đâu là
những cuốn sách để đọc
xuân này?
Những cuốn sách
TẾT 2016
không thể bỏ lỡ
Ngẩn ngơ tôi đếm tháng năm qua
Hai mươi, mười chín đã toan già
Thời gian chớp mắt trôi xa
Chưa làm chi được cho ta, cho đời.
Bao ước mơ chất chồng để đó
Đống dự định xếp xó bỏ đi
Năm qua biếng nhác, ù lì
Ham chơi, lười học, khác gì mọi năm?
Nghĩ tức mình sống không chí lớn
Phụ tấm lòng cha mẹ, thầy cô
Người ta dựng được cơ đồ
Trong khi mình vẫn mơ hồ, hoang mang.
Sao nỡ để ngày xanh già úa
Dửng dưng nhìn tuổi trẻ dần phai
Muốn thành kim, sắt phải mài
Cứ đi sẽ tới, đường dài ngại chi?
Chúc tôi vững bước trước phong ba
Mừng vui sẽ nếm, cốt bền lòng
Năm mới chỉ một ước mong
Mới về cách nghĩ lẫn trong cách làm.
Phương Phan
Tự vấn
20 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 21
LĂNG KÍNH NGHỆ THUẬT THEO DẤU BỒ CÔNG ANH
Trong tâm trí non nớt của một đứa 18 tuổi như tôi, mỗi độ
Tết bắt đầu gõ cửa từng nhà thì hình ảnh của bánh chưng
xanh, câu đối đỏ, hoa đào nở rộ,... luôn là thứ hiện lên đầu
tiên và sâu sắc nhất. Khi tiếng pháo nổ từng đợt bắt đầu,
những câu hát trong “Happy New Year” được phát, lòng tôi
lại rộn lên ngân nga…
Happy New Year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Tôi không biết bài hát này đã ra đời từ lúc nào, cũng không
dám chắc về tác giả của nó nhưng dù bé dù lớn, mỗi lần
câu hát ấy vang lên lại gợn trong lòng tôi những ấm áp ngập
tràn. Nhưng “thời gian thay đổi, mọi thứ cũng đổi thay”, tôi
không muốn vin vào lí do đó để lên tiếng rằng Tết nay đã
khác xưa, cũng không đủ quyền hạn để buộc tội những kẻ
đã làm mai một đi phong tục truyền thống ngàn đời ấy. Chỉ
biết rằng trong nỗi lòng của những con người đã trải qua rất
nhiều cái Tết, nỗi nhớ nhung một thời quá vãng về độ xuân
sang vẫn đang âm ỉ cháy…
Đành rằng là một đứa của thế hệ 9X, nhưng tôi không thể
nào trốn tránh đuợc những nuối tiếc đến quặn lòng khi Tết
đã không còn là ngày cả gia đình quây quần bên nhau nữa.
Nhớ những đêm 30 cả nhà cùng ngồi trước chiếc tivi đã
cũ để xem Táo quân, rồi bố sẽ lại tất bật trang trí cây đào
phòng khách, mẹ chạy lên gác mái để chuẩn bị mâm cơm
cúng tất niên. Tôi và đứa em nhỏ dù đã buồn ngủ đến díu
cả mắt sẽ lại ngồi bệt xuống bếp nghe tiếng sôi sùng sục
của nồi bánh chưng và đợi hương thơm nhè nhẹ thoang
thoảng của nó tỏa ra để cảm nhận mùi vị căng tràn trong
lồng ngực. Với tôi, ấy là những điều thật giản dị nhưng
thiêng liêng vô cùng khi gia đình có dịp ngồi bên nhau lâu
hơn một chút, ôn lại những kỉ niệm của năm cũ và mong
chờ từng khoảnh khắc giao thừa bước qua.
Tết của những năm trở lại, lòng tôi nặng dần hơn… Tin
nhắn bận vì đi công tác không về được nhà vào Tết của
bố, những lời nhắc nhở tôi chuẩn bị cho Tết của mẹ dày
đặc trong điện thoại, tôi tự hỏi “Sẽ là một cái Tết trôi qua
vô nghĩa hời hợt đến thế sao?”. Và khi bước qua vài con
phố nhỏ để chọn lấy chiếc bánh chưng ngày Tết, thứ khiến
không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều người khác trân trọng
ngày lễ này thực sự hụt hẫng bởi nó đã dần được thay
thế bằng rất nhiều những loại bánh khác. Nét tinh hoa
ẩm thực ngàn đời của Việt Nam có chăng lại biến mất
chóng vánh như thế ?
Nào ai nhớ khi bóng dáng của những đứa trẻ hồ hởi xuống
nhà để nhận bao lì xì đỏ, hay xúng xính trong những bộ
quần áo mới mà ríu rít sang nhà hàng xóm khoe với tụi
nhỏ còn lại. Chẳng hụt hẫng sao được khi tụi trẻ con không
còn ngó ra ngó vào đợi khách đến nhà nữa, chúng trốn
mình trên gác để online cập nhập không khí ngày Tết. Từ
bao giờ ấy, những lời chúc Tết không còn được người
ta dùng miệng để nói ra nữa, họ thả vào trong những
inbox, những tin nhắn vì ngại ngần rồi tự huyễn bản thân
rằng mình bận…
Tôi tìm về một thời quá vãng, để đầu mình trằn trọc trong
những suy nghĩ của sự đổi thay. Có phải chăng dù sớm dù
muộn thì nét đẹp nào cũng dần được đào thải để thay thế
bằng những cái mới. Nhưng thiết nghĩ, văn hóa ngàn đời
ấy đã ăn sâu vào tiềm thức trong rất nhiều thế hệ vậy thì
cớ sao chúng ta ở thời đại này lại không biết trân qu‎ý và
gìn giữ. Xin hãy biết sống chậm lại để dành thời gian nán
lại bên mâm cơm gia đình, đặt điện thoại xuống mà dành
thì giờ chuẩn bị cho không khí Tết. Để ông bà ta được cảm
nhận lại văn hóa Tết, để những đứa trẻ giật mình nhận ra
phải dành thời gian cho gia đình nhiều hơn và hơn cả, là để
Tết đừng bao giờ phải vào sách đỏ khi đã quá muộn màng…
Ngân Hà
DOMI
T
ôi tình cờ bước vào Domi Coffee trong một chiều đông
muộn để tránh cơn mưa lạnh lất phất trên con phố chùa
Láng. Có lẽ chính sắc vàng xanh nổi bật phía bên ngoài
đã thu hút tôi chú ý tới quán café nhỏ xinh này. Ngay khi
tôi bước vào quán, ánh đèn vàng ấm cúng cùng gam màu trang trí
be vàng chủ đạo đã gợi lên trong tôi những cảm giác vô cùng thân
thuộc. Tưởng chừng cơn mưa rét lạnh lẽo bên ngoài và khoảng
phòng yên tĩnh, bình dị phía bên trong như thuộc về hai chiều không
gian khác nhau, rằng tôi có thể đóng cánh cửa lại, gọi cho mình một
ly trà gừng nóng và yên tâm tận hưởng thế giới riêng của mình.
Những lần sau đến quán, tôi để ý đến từng ngóc ngách của Domi
nhiều hơn. Điều mà tôi thích nhất ở đây là khoảng “giếng trời” nho
nhỏ ở tầng một, một khoảng không tận dụng nhưng vô cùng nổi
bật giữa những ô nhà san sát nhau đầy cứng nhắc. Buổi sáng mùa
xuân, ngồi sưởi nắng ngay trong khoảng giếng trời nhỏ nhỏ, gọi vài
ly trà nhẹ, ăn một suất mỳ Ý nhỏ xinh cùng chút khoai tây chiên,
tương đối sinh viên. Mùa hè tới Domi, uống Domi Smoothie - sinh
tố hỗn hợp giữa sữa chua với hương xoài, dâu, mật ong và một chút
nồng của rượu bailey, mát mát, ngọt ngọt mà lại chua chua bùng
nổ của ngày hè. Tới “cà phê” cùng Domi nhưng ít khi uống chọn cà
phê là bởi menu đa dạng và luôn giàu màu sắc như vậy. Thi thoảng
trong những cuộc tụ tập với bạn bè, chúng tôi cũng chọn tầng 2
của Domi, mỗi đứa gọi một vài món đồ uống khác nhau. Mùa đông
năm nay, ở Domi còn có thêm những món đang khá thịnh hành
như hạt dẻ, bánh mỳ nem khoai. Quán còn khéo chiều lòng khách
bởi các combo đồ ăn - uống kết
hợp cũng như sự thân thiện, nhiệt
tình của nhân viên. Không phải
lúc nào cũng dễ để tìm được một
nơi “hợp ý” mình, ai đã tới Domi
cũng đều bị sự “dễ thương” của
nơi này chinh phục đó thôi?
CÀ PHÊ CÙNG
Domi Coffee - 27 Chùa Láng
DOMI
01/2016SỨC TRẺ 50 A22 01/2016SỨC TRẺ 50
THEO DẤU BỒ CÔNG ANH
01/2016SỨC TRẺ 50 A
MRS THÂN DESIGNER
• Hàng thiết kế mang thương hiệu Mrs. Thân.
Mẫu mã đa dạng và cập nhật xu hướng liên tục
• Thiết kế chủ đạo là đồ công sở, váy áo trẻ
trung phù hợp cả đi học và đi chơi.
• Cửa hàng có dịch vụ chỉnh sửa đồ miễn phí
và freeship bán kính 5km. Đặc biệt từ 26/1 có
chương trình KM 30 – 50 % đồ mùa hè và 15 –
30 % đồ mùa đông
Fanpage: Designer Mrs. Thân
Địa chỉ: số 926A đường Láng
SĐT: 01685706588
với
SỮA
CHUA
DẺO
Duyên dáng
mà không đụng hàng
B 01/2016SỨC TRẺ 50
- ngõ
E01/201650
THÁNG 1+2+3
-
COUPONCOUPON
PIZZA BOX
16K
299K
Pizza, Mỳ Ý, Kimbab
ÉP, UỐN, NHUỘM
Ưu đãi đặc biệt chào Tết Bính Thân
GIẢM GIÁ
SHOCK
-50%SỮA CHUA DẺO
TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ
TẤT CẢ ĐỒ UỐNG
-30%
-30%
13K
LÀM TÓC & MAKEUP
50%
KHÓA HỌC BAN NGÀY
(600k/khóa/12 buổi)
20%
KHÓA HỌC BAN ĐÊM
(950K/khóa/12 buổi)
Kiốt 1A ngõ 157 Chùa Láng
Số 2, ngõ 67 Chùa Láng
19B1, ngõ 121/2 Chùa Láng
số 114 phố Chùa LángTầng 4, só 81 Chùa Láng
TẤT CẢ ĐỒ ĂN UỐNG
ĐỒNG GIÁ
Đặc biệt
Quán có: Nem chua,
khoai tây chiên,
phô mai que,...)
PHỤC HỒI COLLAGEN
Từ 25/1 đến 1/3
MINH
BREAD
GIA ĐÌNH
TRÁI CÂY
PIZZA LÀM TAY
BÁNH MÌ SỐT VANG
Số 12C, ngõ 898 đường Láng
211 Chùa láng
GUITAR
THANH TÙNG
Từ 25/1 đến 16/3
11K
Từ 25/1 đến 1/3
NHUNG KHOÁT
HOÀNG KIM
Từ Tết dương đến Tết âm
ĐỒNG GIÁ
HOA QUẢ DẦM
SỮA CHUA MÍT
HAIR SALON
TUẤN NGỌC
TẶNG 1 LẦN
0912422866 0912852125
0988577057
0914807772
0979982020
TONY MAKE-UP
AND HAIR
HOA QUẢ DẦM
NHUNG KHOÁT
F 01/201650
mũ, cởi khẩu trang và găng tay, anh
khom người, lập bập:
- Cho cháu ly trà nóng ạ. Thật nóng
vào, bác nhé!
Chủ quán cười xòa:
- Ừ rồi chú cứ ngồi xuống cho ấm
người đi đã. Giờ này mò ra đây lại gọi
trà đá chắc!
Anh nheo mắt cười đáp lại, vừa xuýt
xoa chà hai lòng bàn tay vào nhau cho
ấm, vừa nhẹ nhàng đặt mình xuống
chiếc ghế gỗ thấm nước lâu ngày nay
đã mốc meo và ngả sang nước màu
nâu bóng.
Chợt, có tiếng cất lời:
- Gớm, thanh niên khuya khoắt thế này
còn mò ra đường. Chắc lại vừa dẫn
bạn gái về nhà rồi phi ra đây hồi sức
chứ gì! Bác thì còn lạ gì thanh niên
chúng mày.
Một người đàn ông luống tuổi đang
ngồi vắt vẻo trên con Dream hằn vết gỉ
sét, cổ quấn chiếc khăn len rẻ tiền dễ
tìm trong các sạp quần áo chợ Đồng
Xuân. Chiếc áo vải bao báp dày dặn
xanh quân đội đã sờn màu, quần kaki
bạc phếch và một đôi giày thể thao cũ
kỹ. Ánh mắt bác toát lên vẻ phúc
hậu của một người đàn
ông hiền lành 	 nhưng thô
kệch, khiến người đối diện khó
cảm thấy, dù chỉ một chút khó
chịu với những lời bác nói.
Cười trừ, anh nhỏ nhẹ:
- Dạ.
Bác xe ôm tiếp tục, xem chừng như
đang cần vận động liên tục để xua đi
cái rét:
- Thế nào, đi làm chưa ? Mặt mũi thế này
chắc nào đã vợ con gì, đúng không chú?
Chiếc 82 cũ kỹ dừng xịch trước quán
nước ọp ẹp mở muộn mạn đầu cầu
Long Biên. Chàng thanh niên, dáng vẻ
co quắp vì lạnh, khuôn mặt lấp ló dưới
ánh vàng đục ngầu phả ra từ chiếc đèn
đường già cỗi, cất tiếng hỏi:
- Cháu để xe ở đây bác nhé?
Bác hàng nước đon đả :
- Cứ dựng ở đấy, đêm hôm khuya
khoắt thế này, có ma nào ra đuổi đâu
mà phải sợ.
Cười khì, anh gạt chân chống, lò dò
bước vào quán, ra chừng rét lắm.
Lật đật tháo 	
Gần 1 giờ sáng.
Hà Nội chìm trong màn sương giá.
Cái lạnh thấu xương len trong từng
góc phố, khiến bất kỳ ai dám cả gan
ra đường vào giờ này cũng đều thấy
chút hối hận. Nhưng vì nhiều lẽ, nhiều
khi là sự mưu sinh, dòng người vẫn
chảy không dừng dọc con đường
gốm sứ.
Hà Nội có bao giờ ngủ.
Hà Nội phố
Tản mạn
chuyện đêm
Quenquá
Trong kỳ thi lại môn vấn đáp, giáo sư hỏi:
- Hình như tôi gặp cậu ở đâu rồi thì phải?
- Dạ, năm ngoái em thi trượt, kỳ thi này
là thi lại ạ!
- Vậy lần trước tôi hỏi cậu câu gì?
- Dạ, thầy hỏi: “Hình như tôi gặp cậu ở
đâu rồi thì phải?”
Làmbàitrắcnghiệm
Thầy giáo đang cho các em học sinh làm
bài kiểm tra trắc nghiệm. Thấy Mary cứ
ném lên trời một đồng tiền, thầy hỏi:
- Mary, em đang làm gì vậy ?
- Thưa thầy, em đang ném đồng tiền để
biết cách trả lời các câu hỏi. Nếu đồng tiền
rơi xuống mặt sấp thì em trả lời là sai, nếu
mặt ngửa là đúng.
Đến khi sắp thu bài, thầy giáo để ý thấy
Mary một mặt nhìn bài, một mặt thẩy đồng
tiền nhanh hơn. Thầy hỏi:
- Em làm gì nữa vậy hả Mary?
- Thưa thầy, em đang kiểm tra lại các câu
trả lời ạ!
Xúcphạmnặngnề
Có hai vợ chồng cùng lên xe buýt tại bến
xe. Người chồng trông còn khá trẻ, còn cô
vợ thì trông già hơn chồng rất nhiều. Mấy
người đàn bà ngồi phía sau thì thầm:
- Khiếp cái cô vợ sao mà trông già thế,
cứ như là chị của ông chồng không bằng.
Vừa ngượng và tức giận vì lời nhận xét
xúc phạm kia, cô đỏ mặt lên vì giận dữ.
Một người đàn bà đứng tuổi khác ngồi
bên cạnh cô vợ thấy thái độ khác thường
của cô liền hỏi:
- Sao có chuyện gì mà chị trông bực dọc
thế?
Cô vợ quay sang bà khách đồng hành
than thở:
- Tôi bực vì mấy người đàn bà ngồi đằng
sau kia đã xúc phạm tôi.
Nghe vậy bà khách đồng hành quay sang
anh chồng, trách:
- Này cậu, tại sao cậu lại để cho người ta
xúc phạm mẹ cậu như vậy hả?
Thựctế
Một cậu bé nhặt được 1 cây đèn thần.
Thần đèn hiện lên nói:
- Bây giờ ta sẽ cho con một điều ước, con
muốn ước gì?
Cậu bé đáp:
- Con muốn 1 con rồng ạ!
- Ta nghĩ con nên thực tế một chút thì hơn.
- Vâng ạ, vậy con muốn có bạn gái.
- Con muốn con rồng màu gì ấy nhỉ?
Baonhiêucái
Một sinh viên đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi
tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta
vẫn không trả lời được.Nể tình là học sinh
của mình, thầy hỏi nốt câu cuối:
- Thế theo cậu thì trong phòng này có bao
nhiêu cái bóng đèn?
Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái
nào:
- Thưa thầy, có 4 cái!
Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái
bóng đèn và nói:
- Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi
lại nhé!
Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần
trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn im lặng
trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu
cố câu hỏi như cũ:
- Thế theo cậu thì trong phòng này có bao
nhiêu cái bóng đèn?
Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả
lời ngay:
- Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn!
Vị giáo sư lắc đầu:
- Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không
mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!
Sinh viên nọ đáp ngay:
- Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra
trong túi quần 1 cái bóng đèn).
Giống
Hai đứa bạn thân tình cờ gặp nhau:
- Ê mày.
- Gì?
- Tao mới gặp 1 thằng giống mày cực. Mắt
giống, mũi giống, miệng cũg y hệt.
- Thế à?
- Ừ, mỗi tội...
- Mỗi tội gì?
- Nó đi bằng 4 chân.
- !?!
Tràtrộn
Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau
khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được
chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm
khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau
5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp
bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối
thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến
bàn giáo viên và hỏi:
- Thầy có biết em là ai không?
- Dĩ nhiên là không.
- Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên
em ư?
- Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải
biết em là ai - ông thầy mỉa mai, không
thèm nhìn cậu sinh viên.
- Vậy thì xin lỗi thầy nhé! - cậu ta nhanh
tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài
trên bàn và biến khỏi phòng.
TRUYỆN CƯỜI
L 01/2016SỨC TRẺ 50
373K
01/2016SỨC TRẺ 50 23
TRUYỆN NGẮN
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50

Contenu connexe

Tendances

Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015BVIS Ha Noi
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBanmaischool
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMBanmaischool
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Sâu Bự
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Sâu Bự
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Sâu Bự
 
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚIKỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚIBanmaischool
 
Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015Banmaischool
 

Tendances (20)

Nội san Sức trẻ số 49
Nội san Sức trẻ số 49Nội san Sức trẻ số 49
Nội san Sức trẻ số 49
 
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
 
Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
[YMC] Nội san Sức trẻ số 33
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46
 
Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
So 8
So 8So 8
So 8
 
Issue20 vn
Issue20 vnIssue20 vn
Issue20 vn
 
Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015Vue Point Term 3 2014-2015
Vue Point Term 3 2014-2015
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1
 
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚIKỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
Kỷ yếu Ban Mai school: 10 năm TẦM CAO MỚI
 
Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015
 

Similaire à Nội san Sức trẻ số 50

Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcGiới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcChu Duy Bá
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013Du học Tân Việt
 
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vyvivyvivyvivy
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Young Marketers 7 + Giang Thế Nam
Young Marketers 7 + Giang Thế NamYoung Marketers 7 + Giang Thế Nam
Young Marketers 7 + Giang Thế NamGiang Thế Nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnPham Long
 
Ke hoach dai su van hoa doc 2019
Ke hoach dai su van hoa doc 2019Ke hoach dai su van hoa doc 2019
Ke hoach dai su van hoa doc 2019chinhhuynhvan
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHoa PN Thaycacac
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 

Similaire à Nội san Sức trẻ số 50 (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcGiới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
what is life
what is lifewhat is life
what is life
 
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
 
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
Young Marketers 7 Hà Trần Thảo Vy
 
Ngay hoi isic
Ngay hoi isicNgay hoi isic
Ngay hoi isic
 
Kỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mcKỹ năng làm mc
Kỹ năng làm mc
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Issue18 vn
Issue18 vnIssue18 vn
Issue18 vn
 
Young Marketers 7 + Giang Thế Nam
Young Marketers 7 + Giang Thế NamYoung Marketers 7 + Giang Thế Nam
Young Marketers 7 + Giang Thế Nam
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
 
1629
16291629
1629
 
Ke hoach dai su van hoa doc 2019
Ke hoach dai su van hoa doc 2019Ke hoach dai su van hoa doc 2019
Ke hoach dai su van hoa doc 2019
 
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạcHồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
Hồ sơ tài trợ sự kiện nhạc
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 

Nội san Sức trẻ số 50

  • 2. 2015: FTU ĐÃ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? MỤC TIÊU MỚI CHO NĂM BÍNH THÂN PHỎNG VẤN LANG LIÊU START-UP: KHÔNG CHỈ TOÀN HÀO QUANG NHỮNG CUỐN SÁCH KHÔNG THỂ BỎ LỠ TẾT 2016 NHỮNG LÃNG PHÍ CỦA TRUYỀN THÔNG NĂM 2015 Thân gửi những độc giả yêu mến của Nội san Sức Trẻ, Vậy là năm-mới-lại-đến. Câu nói quen thuộc mà bật lên như một lời bông đùa khi hai từ “mới” và “lại” được gắn với nhau chẳng khác gì một cặp đũa lệch. Ấy thế mà người ta thản nhiên nói hàng năm. Năm mới, mà toàn làm với nhau những việc đã cũ: một cành đào khóm quất nhiều lộc nhiều hoa, một bữa tất niên bên gia đình ấm cúng, một mâm cơm cúng gia tiên nghi ngút hương trầm, một phong bao lì xì đỏ thắm… Đôi khi ở đây ta thấy nhiều sự phi lý thú vị - “năm mới năm me” kiêng nói chuyện đã cũ vì quan niệm rằng cũ là xấu; nhưng bản thân Tết Nguyên đán lại là một trong những vết tích xa xưa nhất mà quá khứ còn vắt lại đến ngày nay. Bởi thế nên, dẫu rằng chúng ta có cố gắng phủ nhận đến đâu, có muốn chối bỏ những thứ đã qua như thế nào, thì vẫn không thể xóa sổ quá khứ. Muốn xây thành trì tương lai, phải biết dựa trên nền móng của cái xưa để lại. Muốn hướng tới ngày mai, phải biết trân trọng ngày hôm qua. Đó chính là lí do mà chúng tôi, Ban Biên tập Sức Trẻ, muốn lựa chọn Chủ đề “RETRO” cho số Nội san dịp đặc biệt này. Với tâm niệm cái mới nảy mầm từ cái cũ, xuyên suốt Sức Trẻ 50 sẽ là những bài viết mang tính chất điểm lại và nhìn về. Mỗi trang viết cũng giống như một chiếc vé cho chuyến du ngoạn về quá khứ. Liệu có ai biết ngày Tết bây giờ khác thế nào với Tết bao cấp của ông bà, cha mẹ, cô thầy ngày xưa? Có ai biết về thú chơi Thư pháp truyền thống, hay về phép Bói toán thần diệu chứa đựng đầy bí ẩn ngàn đời? Hay chẳng nói đâu xa xôi, năm cũ 2015, đã có những gì bạn bỏ lỡ? Cũng thật tình cờ và thú vị, dịp phát hành Tết Bính Thân năm nay cũng là lúc Sức Trẻ vừa tròn 50 số. Chọn “RETRO”, chúng tôi muốn tri ân rất nhiều những người đã viết nên trang Sức Trẻ đầu tiên, cách đây hơn 10 năm đã đưa Sức Trẻ số 1 ra mắt độc giả Ngoại thương, để giờ đây chúng tôi có cơ hội viết tiếp những trang Nội san cho số 50, số 51,… đến dương vô cùng. Và, như một sự hiển nhiên, chúng tôi muốn gửi lời tri ân tới cả những độc giả đã đồng hành cùng chúng tôi từ những ngày Sức Trẻ còn rất trẻ. Nhân dịp Tết đến xuân về, xin chúc tất cả những độc giả yêu mến của Nội san Sức Trẻ một năm mới thành công- hạnh phúc-và may mắn hơn năm cũ... Ban biên tập Sức trẻ 08. .10 .28 .36 20. 32. 2016The Year of the Monkey 2016The Year of the Monkey 01/2016SỨC TRẺ 50 0101/2016SỨC TRẺ 50 01 NHẬT KÝ NGƯỜI BIÊN TẬP
  • 3. 1.TổngkếtCuộcthiGuitarNgoạithương mởrộng. “Được tổ chức 2 năm một lần, Gussion – Cuộc thi Guitar Acous- tic Ngoại thương mở rộng do CLB Guitar ĐH Ngoại thương (FGC) tổ chức ngày càng thu hút nhiều gương mặt trẻ tài năng trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là chơi đàn guitar. Đến hẹn lại lên, năm nay Gussion 2015 cũng đã quy tụ được đông đảo các bạn trẻ đam mê âm nhạc và guitar, đồng thời, Ban tổ chức (BTC) cũng chọn ra được rất nhiều đội thi xuất sắc. Hồi hộp nhất có lẽ chính là vòng Sơ khảo diễn ra sáng thứ 7 và chủ nhật (ngày 12 – 13/12/2015) với khoảng gần 50 tiết mục được trình diễn, thực sự đã làm nóng bầu không khí phòng Hội thảo sinh viên.Tuy nhiên, với tính chất quyết định gần như cao nhất, vòng Gala (diễn ra tối 20/12/2015) mới là đêm các đội thi cháy hết mình cùng tài năng và đam mê âm âm nhạc. Cuối cùng, sau tối Gala bùng nổ cảm xúc, Top 10 cũng chính thức lộ diện, báo hiệu một Đêm chung kết không kém phần gay cấn và hồi hộp. Chung kết Gussion được diễn ra vào tối ngày 3/1/2016 tại sân nhà G ĐH Ngoại thương. Tuy được tổ chức trong một buổi tối mát mẻ nhưng cả sân khấu và khán đài đều “nóng” hơn bao giờ hết trước những màn biểu diễn vô cùng tuyệt vời đến từ Top 10 Gussion 2015. Chung cuộc, BTC đã chọn ra được 7 đội thi xuất sắc nhất: Kếtquảchungcuộc - Hạng mục độc tấu, hoà tấu: Nhất: GT02-Phạm Huy Tùng. Nhì: GT09-Trần Anh Tùng. Ba: GT06- Nghiêm túc band. - Hạng mục đêm hát: Nhất:GN27- Subtracted By Two. Nhì:GN07- Note Color Band. Ba: GN35- AJC Ú Band. - Giải thí sinh được yêu thích nhất: GN02-LYT4 Gussion 2015 đã chính thức khép lại, tuy nhiên dư âm của cuộc thi này vẫn còn vang xa, đặc biệt là niềm đam mê guitar và âm nhạc của các bạn trẻ là không bao giờ dập tắt. Đây còn là trải nghiệm, là kỉ niệm, là tình yêu guitar không chỉ của thí sinh mà còn của những người đã tổ chức ra cuộc thi. Hi vọng CLB Guitar FTU (FGC) sẽ tiếp tục tổ chức những sân chơi âm nhạc ý nghĩa hơn nữa dành cho các bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội. 2.Cuộcthilàmseriphimtruyềnhình8tập Evo. Đơn vị tổ chức: Kênh truyền hình dành cho gia đình trẻ VIEW TV kết hợp cùng quỹ VINDIE. Chủ đề: Đề tài và thể loại không giới hạn. Đối tượng dự thi: Tất cả những nhóm làm phim nghiệp dư, bán nghiệp dư và chuyên nghiệp trên toàn quốc. Thời gian: Gồm ba chặng: - Giai đoạn 1: (11/2015 – 1/2016) Vòng đơn: Các nhóm tham dự sẽ nộp bản thảo, ý tưởng làm phim. - Giai đoạn 2: (2-10/2016) Sản xuất phim: nhóm thắng cuộc (Đội EVO8) sẽ nhận được kinh phí sản xuất và sự hỗ trợ của các đơn vị để thực hiện bộ phim dựa trên ý tưởng thắng cuộc. - Giai đoạn 3: (11,12/2016), bộ phim sẽ được phát sóng độc quyền trên kênh VIEW TV – VTC8. Thể lệ cuộc thi: hồ sơ dự thi mà mỗi nhóm phải chuẩn bị sẽ bao gồm 05 tài liệu sau: 1 bản tóm tắt nội dung 08 tập phim, 1 kịch bản triển khai chi tiết cho tập đầu tiên, 1 video clip phim dự thi với độ dài từ 05-15 phút, 1 sơ đồ nhân vật, 1 bản dự trù kinh phí sản xuất phim. Cơ cấu giải thưởng:Tổng giải thưởng lên tới 2 tỷ đồng bao gồm giải thưởng 100 triệu tiền mặt và khoản giá trị hỗ trợ hàng tỷ đồng dành cho đội thắng cuộc để thực hiện dự án phim của mình. Chi tiết xem tại: http://vindie.org/evo8/the-le/ 4.CuộcThiÝTưởngKinhDoanhThử TháchViệt(VietChallenge)2016 Đơn vị tổ chức: Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ ký kết với Hội Sinh viên Việt Nam tại trường Đại học MIT, Hội Sinh viên Việt Nam tại Boston, Nhóm Sinh viên Việt Nam tại Harvard, cùng mạng lưới các hội sinh viên tại các nước khác trên thế giới. Thời gian: Cuộc thi gồm có 3 vòng: - Vòng loại (1/1 – 10/2/2016): Ban tổ chức sẽ bắt đầu nhận hồ sơ của các đội tham gia. - Vòng Bán Kết: 20 đội xuất sắc nhất tham gia. - Vòng Chung Kết:Tổ chức tại Học viện Công nghệ Massachu- setts (MIT).  Thể lệ cuộc thi: Lên ý tưởng kinh doanh. Cơ cấu giải thưởng: Ban giám khảo sẽ lựa chọn ra đội thắng cuộc để trao giải thưởng 10.000$. Chi tiết xem tại: http://www.vietchallenge.org/ 3.Cuộcthi‘NgườiViệtviếtchongườiViệt’ Đơn vị tổ chức: Công ty Alpha Books. Đối tượng tham dự: Tất cả các đối tượng là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Chủ đề: Các tác giả có thể chọn chủ đề viết ở nhiều lĩnh vực cuộc sống: chia sẻ câu chuyện thành công - thất bại, ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm sống, bài học nhân văn và quý giá cho bản thân và cho người khác... (không chấp nhận sáng tác hư cấu, như truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ). Thể lệ tham dự: Bản thảo gửi về dự thi phải là tác phẩm chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào như đăng báo, in ấn phát hành trên bất cứ phương tiện truyền thông. Bản thảo tối đa 70.000 chữ (hoặc dài nhất 100 trang A4).  Thời gian: 1/1/2016 đến ngày 31/12/2016. Cơ cấu giải thưởng:  - Giải Nhất trị giá 200 triệu đồng. - Giải Nhì 100 triệu đồng. - Giải Ba và 10 giải khuyến khích dành cho các tác giả có sách đoạt giải. Chi tiết xem tại: http://alphabooks.vn/. 02 01/2016SỨC TRẺ 50 373K 01/2016SỨC TRẺ 50 03 373K
  • 4. sổ họp CLB. Ngoài ra, chị Lưu Minh Châu – chủ tịch YRC chia sẻ: “YRC đã trải qua một chặng đường rất dài từ những ngày đầu thành lập, duy trì và phát triển trở thành một CLB lâu đời nhất FTU nên từ những ngày đầu tham gia vào gia đình màu tím này, các thành viên luôn nâng niu, gìn giữ và “Sổ vàng”, bỏ ống tiết kiệm “Hải Đăng Tím” hay chụp ảnh check-in cùng lá cờ “Đảng Thỏ”. Ngoài ra, chị Lê Kiều Trang – chủ tịch EC còn gợi nhớ đến kỉ vật “Cuốn portfolio kỷ niệm 10 năm thành lập của EC với thông tin và hình ảnh của 10 thế hệ Ec- ers”. Đó chính là những món kỉ vật thực sự ý nghĩa để mỗi thành viên được hoạt động trong CLB luôn lưu giữ và trân trọng. Muônmàucách“truyềnlửa” Gắn kết thành viên là một sứ mệnh vô cùng quan trọng ở bất kỳ CLB nào. Vì vậy, các CLB ở FTU đều có một điểm chung là “văn hóa gia đình”, tuy nhiên ở mỗi “gia đình”, các thành viên lại có cách cảm nhận văn hóa này rất riêng. “Tinh thần doanh trí” có lẽ chính là văn hóa đặc trưng nhất là CLB TEC truyền lại cho các thế hệ TECers. Tinh thần doanh trí không đơn thuần chỉ là đam mê kinh doanh – khởi nghiệp như anh đã lầm tưởng khi lần đầu nghe đến, mà thực chất còn là việc không ngừng tạo ra giá trị mới, dám nghĩ dám làm, luôn chủ động làm chủ tình hình, không ngại khó ngại khổ (anh Nguyễn Phương Lâm – chủ tịch TEC chia sẻ). Còn như ở YRC, văn hóa “ăn vào máu” của các thế hệ YRCers chính là “tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi, là sự quan tâm mà các thế hệ thành viên dành cho các lớp kế cận” - anh Tô Ngọc Phan (cựu chủ tịch YRC) khẳng định. Ngoài ra, văn hóa “tổ chim” – B602 và B603 chính là điểm chung giữa hai người “hàng xóm” YMC và SIC. “Mọi sinh hoạt, học tập, vui chơi, họp hành, ăn uống, ngủ nghỉ,… đều có thể dễ dàng bắt gặp ở đây. Khỏi phải nói, nơi đây như ngôi nhà thứ 2 của mỗi thành viên CLB, thời gian ở đây có lẽ chỉ nhiều sau thời gian trên lớp và thời gian ở nhà”. (Anh Nguyễn Bảo Long – Chủ tịch SIC bật mí). Tạmkết Với mỗi FTUer, được tham gia và đóng góp hết công sức cho CLB là điều tuyệt vời nhất. Nhờ sự giúp đỡ và bảo trợ từ Đoàn thanh niên (FYU) mà từ khi thành lập cho đến ngày nay, các CLB ở FTU có thể duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ. Để rồi FTU luôn được ngưỡng mộ về hình ảnh của gần 40 CLB – 40 “ngôi nhà” làm nên sắc màu FTU suốt nhiều năm qua. NgọcTrang – Ngân Hà Khởinguồntừđâu? Để có thể phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, tất cả các CLB ở FTU đều phải trải qua một khoảng thời gian “thai nghén” ‎và “sinh trưởng”. Là một CLB chuyên môn có hơn 10 năm hoạt động, CLB Chứng khoán (SIC) được nảy sinh từ một ý‎ tưởng khá đặc biệt. Anh Nguyễn Bảo Long - chủ tịch SIC chia sẻ: “Hồi ấy nắm bắt được xu hướng thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển và dường như mọi người cứ đổ tiền vào là có lãi, nên anh Tạ Thanh Thảo (founder của SIC) quyết định thành lập một CLB dành cho sinh viên đam mê chứng khoán không chỉ tại Ngoại thương mà còn ở Hà Nội”. Cũng là một CLB có bề dày hoạt động và thu hút sự quan tâm từ rất nhiều sinh viên, anh Kim Văn Cương – cựu Chủ tịch CLB Nguồn nhân lực (HRC) đã thổ lộ về”cội nguồn” của CLB: “Xuất phát ý tưởng là một kênh cung cấp thông tin về việc làm uy tín dành cho sinh viên cùng với mong muốn có thể giúp đỡ các bạn sinh viên trong trường ĐH Ngoại thương tìm kiếm được các công việc Fulltime, Part-time, Internship phù hợp, chị Hằng Phạm (K41) với 3 anh chị khác cùng sự hỗ trợ từ Đoàn trường đã thành lập nên CLB Nguồn Nhân Lực (HRC) vào năm 2005”. Với những bạn đam mê Tiếng Anh thì hẳn sẽ biết đến CLB Tiếng Anh (EC) cùng một kỉ niệm ra đời khá đặc biệt. Bởi lẽ “EC được tách ra và thành lập từ CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học (YRC) và ban đầu còn có định hướng đi theo Marketing nhưng sau đó ba anh chị K44 chơi thân với nhau với niềm yêu thích Tiếng Anh đã quyết định đẩy mạnh phong trào tiếng Anh ở FTU bằng cách thành lập một CLB Tiếng Anh” (Chị Lê Kiều Trang – chủ tịch EC chia sẻ). Song nhắc đến CLB ở Đại học Ngoại thương có lẽ không thể không nhắc đến YRC - CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học với số “tuổi thọ” lâu đời nhất 22 năm trong trường. Theo lời của chị Lưu Minh Châu – chủ tịch YRC thì YRC được thành lập và nhận được sự bảo trợ khá lớn từ Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mơ, khi ấy là hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương. “Thấy phong trào nghiên cứu khoa học nhen nhóm trong cộng đồng sinh viên FTU lớn mạnh, nên vào ngày 02/11/1993 cô đã kí quyết định thành lập CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học”. DisảncủacácCLB Có thể nói,‎ để mỗi CLB có thể tồn tại, duy trì, phát triển qua nhiều thế hệ và tạo nên một bề dày lịch sử hoạt động thì chắc chắn trong đó luôn có một sợi dây vô hình gắn kết và giữ lửa cho mỗi thành viên. Sợi dây đó được thể hiện qua một thứ gọi là “kỉ vật” cộp mác CLB. Với CLB Truyền thông (YMC) hoạt động năng nổ trong suốt 10 năm qua, mỗi thành viên từ khi bắt đầu tham gia đều luôn nằm lòng và tự hào về một kỉ vật đặc biệt. Đó chính là ba sợi dây chuyền mang chữ Y, M, C. Anh Vũ Quang Sơn – chủ tịch YMC bật mí: “Đây là kỉ vật quan trọng và mang nét văn hóa độc đáo nhất của CLB. Bởi chữ Y tượng trưng cho sức trẻ của CLB, M tượng trưng cho chuyên môn và C tượng trưng cho sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình YMC”. Nếu YMC có ba sợi dây chuyền thì ở HRC lại là “bó đũa kỉ vật”. Bó đũa “thần” này thể hiện tinh thần đoàn kết và giá trị văn hoá của HRC. Đây cũng như là lời dặn dò của các thế hệ trước dành cho các em: luôn luôn giữ vững và tuân theo các giá trị cốt lõi của CLB”. Đặc biệt hơn với CLB Nhà doanh nghiệp tương lai TEC và YRC thì kỉ vật mà mọi thành viên đều nắm giữ ấy chính là cuốn ĐI TÌM LỊCH SỬ CỦA CÁC GIA ĐÌNH TẠI FTU FTU luôn tự hào được biết đến với thương hiệu là “đại doanh bổ”của gần 40 Câu lạc bộ (CLB) lớn nhỏ. Đặc biệt, nhờ có sự “đỡ đầu” và hỗ trợ của Đoàn thanh niên ĐH Ngoại thương, các CLB ở FTU đã được khai sinh và đạt được rất nhiều thành tựu cũng như trở thành một sân chơi lành mạnh và bổ ích dành cho các FTUers. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi: Cội nguồn của các CLB này là từ đâu và làm thế nào để chúng có thể tồn tại và phát triển như ngày nay. Với“cỗ máy thời gian”mà Sức Trẻ 50 mang đến, các bạn sẽ nhanh chóng có được câu trả lời. 01/2016SỨC TRẺ 50 05 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG 04 01/2016SỨC TRẺ 50 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
  • 5. 50 số - như một chuyến phiêulưu Ở những số đầu tiên, tờ báo dự kiến phát hành 200 bản, gồm 20 trang (kể cả trang bìa) gói gọn trong 10 chuyên mục. Bài viết và hình minh họa được in đen trắng trên giấy A3, sau đó được đem đi photo và đóng lại thành quyển. Số đầu tiên của Sức Trẻ đã được sản xuất ngay tại quán photo đầu cổng trường. Sau này, tới số 6 và 7, Nội san dần dần được chuyển sang in ở nhà in với bìa màu, giấy trắng với chất lượng tốt. Hơn cả một sản phẩm, Sức Trẻ đối với YMC còn là một dấu mốc. Tờ Nội san là kết quả của quá trình cố gắng, phấn đấu và chiến đấu hết mình của các thành viên CLB thời ấy – rất mới, rất trẻ và chưa hề có kinh nghiệm trong việc phát hành báo. Từ chỗ là dân kinh tế ngoại đạo, những người trẻ đã tự học, tự mày mò từ việc viết lách, dàn trang, thiết kế, cho tới tìm đối tác tài trợ… và truyền cho nhau kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quy trình Sức Trẻ bắt đầu từ việc chốt ý tưởng mục, lên danh sách bài, lên khung thời gian triển khai, tiến hành viết bài, chỉnh sửa, tổng hợp bài viết, gửi Đoàn trường duyệt, sau đó sẽ tiến hành dàn trang, thiết kế, chỉnh sửa lại rồi mới đem đi in ấn. Cùng lúc đó sẽ tiến hành các hoạt động truyền thông, đặt bàn phát để đưa Sức Trẻ tới tay độc giả. Khối lượng công việc tương đối lớn, lại được thực hiện trong thời gian gấp rút, đôi khi trùng với khoảng thời gian thi học kỳ căng thẳng hoặc bận rộn. Những chiếc mail tiêu đề [ST X] thường được gửi đi rất muộn trong đêm. Trải qua 2 cuộc “đại trùng tu” vào năm 2011 (tăng kích cỡ, gấp đôi số trang) và 2015 (thay đổi form thiết kế, hướng tới tiêu chí đồng nhất và tối giản hóa), Sức Trẻ hiện tại đã đẹp hơn, phong cách hơn và hiện đại hơn. Không chỉ đổi mình ở số trang, chất lượng các bài viết cũng ngày càng được Ban biên tập chú trọng. Đi kèm với 50, Sức Trẻ tới nay đã mang trong mình những con số vô cùng ấn tượng: 70.500 ấn bản đã được in, hơn 3.000.000 trang tin cùng hơn 2.000 đối tác đã giúp đỡ và tài trợ cho ấn phẩm này. Từ50đếnvôcực Tạo lập được một ấn phẩm nội bộ đã khó, duy trì và phát triển nó lâu dài còn khó hơn. Thật thử thách nhưng cũng thật may mắn cho Ban biên tập khi được tham gia vào chuyến phiêu lưu này. Với Sức Trẻ chúng tôi đã được học nhiều hơn về cách tạo ra một trang báo: đó là những lần “bão não” tìm ý tưởng, là niềm vui và nguồn cảm hứng khi gặp được một nhân vật thú vị, sự thích thú khi hiểu thêm về một góc của FTU và hơn cả thế, là niềm tự hào khi được góp sức mình vào việc quảng bá thương hiệu “năng động” của một ngôi trường giàu thành tích. Hành trình mang tên “Sức Trẻ” cũng đã cập bến 50. Từ 50 cho đến vô cùng, Sức Trẻ hứa sẽ luôn giữ cho mình một “sức trẻ” dẻo dai, để luôn trở thành cầu nối tích cực giữa các thế hệ sinh viên, giảng viên trong trường, truyền tải tới các bạn sinh viên những thông tin hữu ích nhất, thực sự trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của sinh viên Ngoại thương cũng như hướng tới sinh viên kinh tế nói chung. Để làm được điều đó, Ban biên tập xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tất cả những người đã đồng hành và hỗ trợ cho Sức Trẻ trong quãng đường 10 năm qua, các nhà tài trợ, các nhân vật đã đóng góp và giúp chúng tôi xây dựng nên nội dung của những trang viết này. Xin chân thành cảm ơn các độc giả FTU-ers đã luôn theo dõi và nồng nhiệt đón đọc Sức Trẻ. Đây cũng chính là món quà quý giá nhất, nguồn động lực lớn nhất để Ban biên tập tiếp bước cuộc hành trình từ “50 đến vô cực” này. “SứcTrẻ”cótừđâu? Tiền thân Ban biên tập của Sức Trẻ là Hội bút Kinh tế FTU - một nhóm sinh viên Ngoại thương có chung sở thích viết bài Kinh tế. Năm 2005, nhóm được anh Nguyễn Thanh An (Bí thư Đoàn trường lúc bấy giờ) gợi ý về việc cho ra đời một câu lạc bộ chuyên trách mảng thông tin, báo chí, phát thanh trong trường. Không lâu sau đó, CLB Truyền thông YMC chính thức được thành lập vào ngày 15/8/2005 và chỉ một tuần sau, ngày 22/8/2005, những ấn phẩm Sức Trẻ số đầu tiên đã được phát hành và gửi đến các bạn sinh viên. Là một trong những sản phẩm “đinh” của YMC, cùng với sự tín nhiệm và ủy thác của Đoàn trường, ngay từ khi ra đời, Sức Trẻ đã được kỳ vọng sẽ trở thành tiếng nói của sinh viên FTU, phản ánh chân thực và nhạy bén hoạt động của sinh viên trong trường cũng như mang đến cho các bạn trẻ những giá trị thông tin hữu ích, thiết thực về học tập cũng như đời sống. Nhưng tại sao lại là “Sức Trẻ” mà không phải một cái tên nào khác có liên quan tới FTU? Để trả lời cho câu hỏi này, Ban biên tập đã liên lạc với anh Chu Anh Hoàng, K42, chủ tịch đời đầu tiên của YMC và được anh chia sẻ: “Thời điểm ra đời của Nội san Sức Trẻ tương đối đặc biệt. Khi đó “Mãi mãi tuổi 20” – cuốn nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đang gây được tiếng vang lớn và tạo nên làn sóng tràn đầy tinh thần nhiệt huyết trong thế hệ trẻ. Cũng đã có rất nhiều cái tên được đưa ra cho tờ báo như “Cây bút xanh”, “Tuổi 20”, “20s”,… nhưng cuối cùng, cái tên “Sức Trẻ”, thể hiện đầy đủ tinh thần của thanh niên, của tuổi trẻ, đã được anh Nguyễn Thanh An đồng ý và lựa chọn”. Bạn đọc thân mến, bạn đang cầm trên tay ấn phẩm thứ 50 của Sức Trẻ - Nội san chính thức của ĐH Ngoại thương và cũng là người bạn đồng hành quen thuộc của rất nhiều thế hệ FTU-ers. Từ 1 cho tới 50 là hành trình 10 năm phát triển của một CLB, là sự học hỏi không ngừng cũng như tâm huyết của nhiều thế hệ Ban biên tập nhằm đưa Sức Trẻ thực sự trở thành người bạn thân thuộc, hữu ích, là người lắng nghe đồng thời cũng chính là người đại diện cho tiếng nói của sinh viên Ngoại thương. Trâm Anh - NgọcTrang Sức Trẻ PHIÊU LƯU KÝ 01/2016SỨC TRẺ 50 07 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG 06 01/2016SỨC TRẺ 50 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
  • 6. chỉ. Không chỉ tuyển sinh theo “phong cách mới”, học phí “mới”, K54 còn là thế hệ đầu tiên sở hữu thẻ sinh viên độc lập với thẻ ngân hàng. Ngoài ra, thay vì logo VIB quen thuộc, khóa mới sẽ được mở tài khoản liên kết tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank. 7. Cái tên QQ canteen vốn quen thuộc với rất nhiều thế hệ sinh viên Ngoại thương nay chỉ còn “vang bóng một thời” với K54. Ngay khi K54 vào trường, canteen mới mang tên FTULand nổi bật với màu xanh lam của Pepsi đã đi vào hoạt động thay thế cho canteen cũ. Nhiều FTU-ers cảm thấy khá thú vị khi được chứng kiến tận mắt cú “hất cẳng” trực diện Pepsi dành cho Coca ngay trong khuôn viên trường. Thậm chí, canteen mới còn tổ chức một cuộc thi với giải thưởng lên tới 10 triệu đồng nhằm tìm kiếm ý tưởng kinh doanh và quảng bá thương hiệu. 8. Năm qua ghi nhận sự tiến cao và tiến xa của FTU-ers trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc thi Tin học văn phòng quốc tế (MOSWC) 2015 được tổ chức tại Mỹ, Nguyễn Thị Hiền Gia (K51 - QTKD) đã giành về cho Việt Nam huy chương đồng duy nhất tại hạng mục Microsoft PowerPoint 2010, Phạm Trường Giang (K51 - TCQT) cũng là một trong 3 thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi này và lọt top 7 bộ môn Excel. Ngoài ra không thể không kể tới Đỗ Mỹ Linh, vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015, Nguyễn Hoàng Dũng, Dương Thành Nam tỏa sáng trong cuộc thi Giọng hát Việt The Voice 2015. Pinky năm nay cũng vô cùng xuất sắc khi giành giải ba bộ môn Nhảy cổ động - Giải thể thao sinh viên Việt Nam (UniGames) 2015… 9. Một trong những cột mốc đánh dấu phong trào Đoàn hội ở Ngoại thương năm qua là sự ra đời của FBN – CLB Nhà Ngân hàng Tương lai. Dưới dự bảo trợ của khoa Tài chính Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương, hy vọng rằng CLB sẽ ngày càng lớn mạnh, trở thành môi trường rèn luyện bổ ích, sân chơi lý thú dành cho những FTU-ers có đam mê với ngành ngân hàng. 10. Năm qua khu Chùa Láng đã thay đổi “chóng mặt” với sự xuất hiện của cơ số những tụ điểm vui chơi mới như: Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Coffee Urban Station, Dingtea, thư quán Nhã Nam, khu vực quán ăn bình dân đối diện cổng trường cũng đã được tân trang lại… Dân Ngoại thương thậm chí còn nói vui với nhau: Từ nay không cần phải đi đâu xa bởi ngay phố Chùa Láng đã giải quyết được hầu hết nhu cầu từ ăn chơi đến học hành của các bạn trẻ. Tháng 11 năm vừa rồi, tuyến xe bus 35 cũng chính thức dừng hoạt động trên phố Chùa Láng, gây ra xáo trộn không nhỏ trong việc di chuyển của nhiều FTU-ers. 1. Ngày 22/1/2015, thông tin về việc hoàn thiện lắp đặt và chính thức phủ sóng wifi toàn trường đại học Ngoại thương đã được công bố. Nhiều hi vọng về tương lai thuận tiện hơn trong học tập cũng như giải trí của FTUers đã được đưa ra. Tuy nhiên chỉ 2 ngày sau, cả 5 tài khoản wifi này đều đã được đặt mật khẩu. 2. Tiếp đó, tháng 2 năm 2015, một thay đổi nữa đến với sinh viên Ngoại thương khi K53 được khoác lên mình bộ đồng phục với kiểu dáng “mới toanh”: Đường sọc trắng quen thuộc ở quần thể dục đã được thay bằng viền đỏ khá “tour-sur-tour” với màu chữ in trên áo. Thêm vào đó, đồng phục của K53 còn có thêm một chiếc áo gió 2 lớp với sắc trắng - đỏ đúng chất Ngoại thương. 3. “Cả bốn năm đại học, vui nhất là được đi Xuân Hòa”. Xuân Hòa của năm 2015 đã không còn là Việt Xô, Minh Trí, S3… của các K52 trở về trước. Tháng 4 năm qua, K53 đã được ưu ái “xông đất” cho 3 khu nhà mới xây của trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2 và một khu nhà “mượn” từ trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội III. Từ nay, khu ở mới với sự tiện nghi, khang trang cùng khu phòng học rộng rãi sẽ khiến kỳ học quốc phòng của FTU-ers trở nên “dễ thở” hơn trước rất nhiều. Tuy bình mới nhưng rượu vẫn cũ. Năm 2016 này khi đi học quân sự, K54 chắc chắn vẫn sẽ được trải nghiệm văn hóa vịt nướng, bánh mì thịt xiên… có một không hai ở Xuân Hòa. 4. Tháng 5 năm 2015 đánh dấu một bước chuyển mình mới của FTU khi thầy Bùi Anh Tuấn chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương. Trước khi được điều động về công tác tại Ngoại thương, thầy Bùi Anh Tuấn đang giữ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục & Đào tạo. Mong rằng thầy sẽ tiếp tục lèo lái con thuyền Ngoại thương trở thành một tập thể vững mạnh, xứng đáng là đơn vị Anh hùng lao động, là trường Đại học hàng đầu của cả nước. 5. Tháng 6 năm 2015, một trong những sự kiện gây “rúng động” lớn nhất tới xã hội là quyết định ghép hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học vào làm một. FTU trong những ngày nhận hồ sơ tuyển sinh nô nức như… “hội” bởi sự ra vào tấp nập cùng lo lắng thường trực của các bậc phụ huynh, các thí sinh. Nhiều thí sinh túc trực tại trường, rút và nộp hồ sơ nhiều lần do dự đoán điểm chuẩn thay đổi liên tục. Điểm chuẩn ngành Kinh tế năm qua đã chạm tới con số kỷ lục 27.25 khối A với điều kiện điểm môn toán không nhỏ hơn 9. 6. Tăng học phí là một trong những câu chuyện được FTU-ers nhắc đến nhiều nhất năm qua. Là một trong 4 trường ĐH được thực hiện quyền tự chủ tài chính, học phí FTU năm học 2015 - 2016 áp dụng với sinh viên K54 là 370.000Đ/tín chỉ. Mức học phí được xác lập với CTTT là 42 triệu đồng/năm, CLC 650.000Đ/tín 2015 là một năm đặc biệt với rất nhiều dấu mốc và sự thay đổi ở Ngoại thương. Hãy cùng Sức Trẻ điểm qua những sự kiện tiêu biểu nhất ở Ngoại thương trong 365 ngày qua nhé! TrâmAnh-LinLê FTU đã thay đổi như thế nào 2015 ? 11. Năm 2015, trường Đại học Ngoại thương đánh dấu mốc 55 năm hình thành và phát triển. Các hoạt động kỷ niệm gồm chuỗi sự kiện chào mừng đặc sắc như đá bóng giao hữu giữa FTU hai miền Bắc – Nam, cuộc thi “Ngoại thương trong tôi”, ngày hội FTU’s Day… và khép lại bằng gala hoành tráng “Bốn phương hội tụ” đêm 19/11 - dịp quy tụ “có một không hai “của FTUers 55 thế hệ đang sinh sống, học tập và làm việc trên khắp mọi miền tổ quốc. Chúc cho Ngoại thương sẽ vững bước phát triển, chúc FTU-ers luôn vươn xa ra bốn phương, xứng đáng công sức học tập, rèn luyện tại mái trường này. 08 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 09 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
  • 7. NguyễnQuốcCường– Quánquân“BestThesis Arward2015” “Mục tiêu năm 2015 của mình là tìm một môi trường thật tốt để làm việc và học hỏi. Mình nghĩ mình đã thực hiện được mục tiêu này. Năm 2016 mình muốn trau dồi kiến thức hơn nữa và nắm bắt những cơ hội thích hợp để khẳng định giá trị và khả năng bản thân, bên cạnh đó có sự chuẩn bị tốt cho việc tìm kiếm cơ hội đi du học trong năm tiếp theo”. NguyễnNhưNgọc–Phó chủtịchCLBKinhdoanh quốctếIBC “Mục tiêu lớn của mình là sau 4 năm sẽ du học thạc sĩ bằng học bổng toàn phần để thực hiện hóa ước mơ giảng viên FTU. Những bước đi nhỏ hơn của mình xoay quanh 3 việc: học tập, công việc và tình yêu. Bên cạnh những mục tiêu năm nào cũng có là duy trì học bổng khuyến khích, xây dựng CLB và tình yêu 5 năm của mình thì năm 2015 mình dự định thi qua 3 chứng chỉ MOS Word, Excel và IELTS 7.0 nhưng vẫn chưa hoàn thành được. Năm mới ngoài giữ được 3 thứ nói trên, mình phải hoàn thiện nốt chứng chỉ Excel, IELTS. Chắc chắn năm tới này mình sẽ phải kiềm chế bản thân với những cuộc vui cũng như dự án mới. Đành hi sinh niềm vui trước mắt để có được thành quả sau này thôi. Follow my head over my heart!” NguyễnThịKhánhPhượng -K53-KTĐN “Duy trì thành tích học tập, tiếp tục nhận được học bổng của trường là những mục tiêu chính trong năm cũ của mình. Ngoài ra mình còn nỗ lực để thi TOIEC với kết quả trên 800, đi phượt ở một số tỉnh miền Bắc với bạn, tham gia tổ chức một chương trình tình nguyện cùng với Đội tình nguyện đồng hương Hà Tĩnh Đại học Ngoại thương, học chơi guitar. Năm mới đến mình muốn thử sức tham gia một cuộc thi dành cho sinh viên, kết bạn với một người nước ngoài, tự đi du lịch ở Đà Nẵng và tham gia một vài chương trình tình nguyện cho các hoạt động lớn, có liên kết với các tổ chức nước ngoài”. HoàngHàPhương-K54- TCNH “Đỗ được vào trường ĐH Ngoại thương với điểm số khá cao chính là điều ý nghĩa MỤC TIÊU MỚI BÍNH THÂNMục tiêu là hành trang cần có của mọi người và tùy vào từng việc cụ thể, mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau. Trong khuôn khổ có giới hạn của Sức Trẻ 50, hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ riêng tư, giản dị đến từ những con người của FTU trước thềm năm mới Bính Thân 2016. CHO NĂM nhất mình đã làm được trong năm qua. Ngoài ra, mình còn tham gia vào một số tổ chức thiện nguyện và có những hoạt động khá thú vị. Là một sinh viên năm nhất mục tiêu đầu tiên của mình chính là tìm ra được phương pháp học tập tốt nhất để tiết kiệm thời gian thử thách một số trải nghiệm ý nghĩa. Bên cạnh đó, mình còn tìm một việc làm thêm không quá nặng mà vẫn có thể tích lũy được một số kiến thức cho bản thân. Sang năm mới, mình dự định sẽ đăng ký vào một lớp học năng khiếu như vẽ hay guitar và làm một số việc bản thân thích nhưng vẫn chưa thực hiện được”. TrầnPhươngHuyền-K52- KTĐN “Năm 2015 của mình có khá nhiều trải nghiệm và mình cảm thấy bản thân trưởng thành hơn. Về học tập, mục tiêu là đạt A tất cả các môn, tuy có vấp váp nhưng vẫn ở mức độ thực hiện được và dành được học bổng của nhà trường. Bên cạnh đó, mình còn đặt ra mục tiêu tự chủ tài chính và mình cũng đã handle khá tốt. Hè thì mình đi thực tập ở Deloitte và thấy may mắn vì được kiến tập trong một môi trường chuyên nghiệp như vậy. Và từ đó mình thích kiểm toán, năm 2016 mình sẽ đầu tư hơn cho các môn kế kiểm để tiếp tục xác định con đường đến với Big Four. Ngoài ra với tư cách là lớp trưởng mình còn đặt mục tiêu gắn kết lớp hơn nữa và muốn lớp có một buổi chụp kỷ yếu thật rực rỡ”. ThùyTrang Nguyễn Zoom-inKTXngàyTết Trái với cảnh tượng đông đúc mà bạn đang tưởng tượng, KTX những ngày “tiền Tết” tương đối vắng vẻ. Không khí đông đúc náo nhiệt chỉ xuất hiện khi cả phòng í ới gọi nhau về tham gia các bữa tiệc tất niên, theo phòng hoặc “liên phòng”. Thu Hà (K53 - TMQT) cho biết: “Do lịch nghỉ Tết âm lịch và Tết dương lịch của trường khá gần nhau nên, thời gian nghỉ dài nên ngay đầu tháng 1, KTX đã rất vắng vẻ. Các phòng hầu như đều đi “di tản” hết. Nhiều người về quê sớm, nhiều người “ăn vật nằm vạ” ở nhà bạn bè. Xúng xính hơn một chút thì sẽ xách ba lô lên, phượt và trải nghiệm”. Dù vắng người nhưng tình trạng an ninh ở ký túc FTU tương đối ổn định, các vụ việc như mất cắp, ẩu đả gần như không xảy ra. Bên cạnh đó, vượt qua guồng quay thi cử cuối học kỳ một, không khí cập rập, háo hức được trở về nhà là tâm trạng chung của các KTX-ers còn bám trụ lại, đặc biệt đối với sinh viên năm nhất như K54. Thậm chí với nhiều FTU-ers quê từ Nghệ An trở vào phía trong, Tết là dịp đầu tiên được trở về nhà sau hơn 5 tháng nhập học. Còn với Lít – một du học sinh Lào đang cư ngụ tại khu KTX 4 tầng, Tết cũng là một dịp vô cùng đặc biệt: “Trước khi về nước thì mình cùng các bạn Lào đang học tập tại trường sẽ đi chúc Tết thầy cô trong hai ngày. Mình chưa ăn Tết Âm lịch ở Việt Nam bao giờ, nếu có dịp được ai đó mời thì chắc chắn mình sẽ ở lại để trải nghiệm không khí năm mới của người dân nơi đây. Ở Lào có Tết Té Nước (Bun-ti-may) sẽ diễn ra trong ngày 13, 14, 15 tháng 4 hằng năm để cầu may mắn. Ngày lễ này ở đất nước mình sẽ được nghỉ khoảng một tuần. Nếu Tết Việt Nam có hoa đào, hoa mai thì ở Lào có hoa Khun hay Chăm pa đó!” “PartyinKTX” Tiệc tất niên là phần không thể thiếu trong những ngày cuối năm ở KTX. Phương Anh (K53 - KTĐN) kể lại: “Năm ngoái phòng mình đi ăn lẩu xong, về kí túc thì quá 23 giờ và cũng bắt gặp một phòng nữa đi ăn về. Cả 2 phòng xin chú bảo vệ, chú cũng thông cảm mở cửa cho nhưng mà đáng yêu lắm, chỉ mở có đúng một chút, thế là phải xoay người xong mới lách qua được. Hai phòng, ngày thường không quen biết nhau, bây giờ nắm tay nhau đi hàng ngang để lách qua. Đã muộn thế nhưng bọn mình chưa vào phòng ngay mà ở sân hát hò, chụp ảnh rồi tới 2, 3 giờ sáng mới về.” Quỳnh Đỗ (K53-KTĐN) bật mí: “Đợt nghỉ Tết Dương lịch trước đó, phòng tớ chỉ còn lại 3 người vừa ở lại ôn thi, vừa chờ đến Tết Âm lịch thì về một thể. Ngày ôn thi, đêm nằm tâm sự với nhau. Thậm chí có hôm còn dám uống bia, kể chuyện cho nhau nghe tới 4 giờ sáng. Tớ nghĩ đó là một trong những kỷ niệm đẹp nhất thời sinh viên của mình”. Quỳnh cũng cho biết ở KTX thường có 3 “tăng” liên hoan: Tự nấu đồ ăn (hoặc ra ngoài), ra rạp xem phim (hoặc xem tại phòng bằng laptop), và tăng 3 là đi hát karaoke, tùy điều kiện các phòng mà sẽ cân nhắc có tổ chức đầy đủ hay không. Sau những buổi tiệc tất niên, chặng đường về quê đối với các KTX-ers ngoại tỉnh vẫn còn rất nhiều “chông gai”. Giá vé xe trong những ngày này thường cao từ 1,5 tới 2 lần so với những ngày bình thường. Tình trạng chen lấn, thiếu xe khiến việc đặt vé khá khó khăn. Tết Bính Thân đang đến gần, chúc các bạn sẽ có một kỳ nghỉ Tết thật vui vẻ bên gia đình và người thân! Cùng KTX-er Ở Ký túc xá (KTX) nghĩa là bạn chấp nhận làm quen cùng 7 người xa lạ, ăn chung, uống chung với vài phòng kế bên và gần như phải di chuyển tương đối khi cần gặp gỡ bạn bè thân thiết. Nhưng ở KTX cũng đồng nghĩa với những bữa tiệc tất niên đông hơn,“nhiệt hơn”và đặc biệt là vô cùng tình cảm. HuyềnTrang COUNTDOWN 10 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 11 MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG
  • 8. Q: Chào bạn. Bạn đã đến với bộ môn viết thư pháp lâu chưa, và đến với nó như thế nào? A: Mình được đến với thư pháp từ bé. Bố mình vốn cũng là một người học thư pháp nên bắt đầu chỉ dạy cho mình một chút từ khi mình còn bé. Rồi sau đó, dần dần hai bố con hay dẫn nhau lên chùa, ra các đình để gặp các thầy thư pháp giỏi, các sư pháp gia để học hỏi, làm quen, nên cũng được biết và làm quen với thư pháp từ sớm. Q: Thư pháp ngày nay là một bộ môn nghệ thuật đã bị mai một nhiều, vậy liệu việc bố bạn, rồi đến bạn, học viết thư pháp, có phải là một hành động nhằm gìn giữ truyền thống của cha ông ta không? A: Thực ra, viết thư pháp chỉ là một bộ môn nhỏ, còn rộng ra thì đó là cả một nền văn hóa Hán - Việt, đúng hơn là văn hóa Hán - Nôm, đã tồn tại từ rất lâu đời. Vì thế không chỉ đối với mỗi gia đình mình mà còn rất nhiều gia đình khác nữa, thư pháp, chữ Hán, chữ Nôm, đã ngấm ngầm ăn vào máu và trở thành một truyền thống của gia đình để lại từ đời này qua đời khác. Thế nhưng, bẫng đi một thời gian sau khoảng thời kỳ chiến tranh, nền văn hóa này đã bị mai một, suy tàn và không còn được mọi người biết đến nhiều nữa. Cho nên việc mình, bố mình và rất nhiều người khác nữa học viết thư pháp, đồng hành với nó là việc học chữ Hán - Nôm chỉ là một sự trở về với truyền thống của cha ông đã để lại. Câu chuyện về ông đồ trẻ tuổi nhất Việt Nam Trong nhịp sống hối hả ngày nay, tưởng chừng như những giá trị truyền thống văn hóa chỉ còn tồn tại trong ký ức của những lớp người trước, nhưng ít ai biết rằng chính những giới trẻ cũng đang hàng ngày gìn giữ nét đẹp dân tộc. Đó là câu chuyện của“ông đồ trẻ nhất Việt Nam”- Nguyễn Tô Tâm An, sinh viên năm Nhất Học viện Ngoại giao - người đang góp phần giữ gìn và phát triển bộ môn nghệ thuật thư pháp. Tufng -Thu Hường Q: Như bạn đã nói, nghệ thuật viết thư pháp bằng chữ Hán - Nôm đã tồn tại từ rất lâu đời. Vậy theo bạn, đâu là nét đẹp trong bộ môn này? A: Thư pháp cũng là một bộ môn nghệ thuật, và giống như hầu hết các bộ môn nghệ thuật khác, nét đẹp của nó nằm ở giá trị thẩm mỹ. Cũng giống như hội họa, vẽ tranh, bạn có thể vẽ cái cây, vẽ ngôi nhà và rất nhiều thứ khác. Nhưng cùng là một chủ thể, bạn có thể vẽ theo nhiều cách khác nhau, từ nhiều góc nhìn khác nhau và nhiều kiểu khác nhau. Hoặc như nhảy múa, cùng một điệu nhạc, cùng một giai điệu, bạn có thể nhảy bằng nhiều động tác khác nhau, để thể hiện được xúc cảm và thông điệp mình muốn truyền tải; quan trọng là sức hút nghệ thuật mà nó để lại trong đó, đó chính là tính thẩm mỹ. Và thư pháp cũng vậy, bạn viết chữ, cầm bút lông, viết, vẽ lại những ký tự, chữ cái hồi xưa, nhưng viết cách điệu, có tính thẩm mỹ trong đó, có cái hồn kết hợp với sự dày công tập luyện trong đó. Tất cả những điều này tạo thành một tác phẩm, đúng nghĩa là một tác phẩm. Q: Dù nền văn hóa Hán Nôm đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng thư pháp lại là một lĩnh vực rất mới lạ, đặc biệt là đối với giới trẻ, và bạn là một trong số ít người trẻ theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Vậy bạn có gặp nhiều khó khăn hay định kiến gì không trong việc học, có thể nói là, một ngôn ngữ mới như thế này? A: Mình cho rằng, đối với riêng bản thân mình thì khó khăn nhất đó chính là thời gian, chứ khó khăn về định kiến thì hoàn toàn không. Viết thư pháp là học một môn nghệ thuật, một ngôn ngữ mới, là học cách cầm bút, cách chấm mực, cách viết những nét chữ Hán lên giấy. Học viết thư pháp, cũng chỉ đơn giản như bạn học vẽ, học nhảy mà thôi. Nhưng vấn đề đặc biệt riêng với bản thân là vấn đề thời gian. Bởi hiện nay, các bạn phải dành rất nhiều thời gian để học các môn văn hóa chính khóa ở trên lớp, trên trường.Vì thế, mình bị vướng khá nhiều về lịch học trên lớp, cũng như dành thời gian để ôn tập các môn ở trên lớp nữa. Chưa kể, không như các môn nghệ thuật như tập đàn, hát, nhảy, tính phổ cập rất cao và có thể dễ dàng tìm một nơi để theo học, tính phổ cập của nghệ thuật viết thư pháp chưa rộng nên chỉ có một vài cơ sở tại các chùa hay các đình là dạy thư pháp. Việc đóng khung thời gian để học thư pháp của mình thường là cuối tuần, nhưng đôi khi lại có những việc gia đình hay ở trường chẳng hạn, nên việc học thư pháp của mình đôi khi bị ngắt quãng một chút. Nhưng chỉ cần lên lịch cụ thể và chi tiết, học cách kiểm soát thời gian biểu của bản thân, mình hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian cho bản thân để có thể đào sâu hơn vào bộ môn này. Mình nghĩ là nhiều bạn trẻ cũng vậy, song song với các hoạt động khác thường ngày, các bạn hoàn toàn có thể dành thời gian để làm những điều mình yêu thích. Nếu bạn yêu thích, bạn sẽ sắp xếp được, chẳng việc gì là bất khả thi cả. Q: Vậy, theo bạn yếu tố quan trọng nhất để trở thành một người viết thư pháp là gì? A: Thực sự thì mình nghĩ đây không phải là một câu hỏi, hoặc nếu là một câu hỏi thì nó cũng không cần thiết phải trả lời.Điều quan trọng là nếu bạn thích thì bạn cứ làm thôi. Nó gọi là đam mê, và khi nó là đam mê, thì không cần nhiều những yếu tố bên ngoài khác. Q: Vậy sau tất cả những khó khăn bạn gặp phải, điều gì đã khiến bạn giữ được niềm đam mê với thư pháp lâu đến thế? A: Thứ nhất là mình cũng đã trải qua một khoảng thời gian gắn bó với thư pháp khá dài, từ bé. Đối với mình, thư pháp cũng giống như một người bạn, cứ học thì biết, cứ chơi lâu dần thì thân. Chẳng hạn như các bạn hay cầm bút bi để viết, nó thành một thói quen, lâu dần bạn quen đến mức không thể thiếu nó khỏi cuộc sống được nữa. Đối với mình cũng vậy, khi mình học viết chữ Hán, mình phải học cách cầm và dùng bút lông, nó giống như một sự hòa hợp với nhau, càng tập dần thì mình càng thấy nó gần gũi, không còn gì xa lạ nữa. Điều quan trọng là, khi bạn đã đam mê điều gì đó, bạn phải biến nó trở thành một thứ luôn thân thuộc với bạn, luôn gắn bó với bạn, và bạn không thể sống thiếu nó. Đam mê, đó chỉ là những thứ thân thuộc ngay xung quanh các bạn thôi, các bạn không phải đi tìm đam mê ở đâu xa cả. Chính những thứ bạn yêu thích, gần gũi và bạn nhận ra, thì đó chính là niềm đam mê của bạn. Q: Vậy, bạn sẽ theo đuổi niềm đam mê này trong một thời gian dài nữa chứ? A: Chắc chắn, chắc chắn là như vậy rồi. 12 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 13 BA LÔ TRẢI NGHIỆM BA LÔ TRẢI NGHIỆM
  • 9. 1. Đừng trả “nhiều” hơn trongkhibạncóthểtrả“ít” hơn. Hãy bắt đầu “nhạy cảm” hơn với môi trường xung quanh một chút: Một chiếc bánh bao một trứng cút được bán ngoài cổng trường có giá mười hai nghìn đồng, nhưng ở canteen FTU Land, bánh bao với 1,5 quả trứng chỉ có giá tám nghìn đồng. Đặc biệt ở ngõ Ngoại giao, bánh bao 2 trứng chỉ có giá sáu nghìn đồng. Một hành động nhỏ có thể xây dựng thành một thói quen lớn, vì vậy đừng “ngại ngần” nếu bạn thực sự mong muốn bảo vệ hầu bao của mình. Ngoài ra, bạn có biết mình luôn có thể mua một món đồ với mức giá rẻ hơn so với những gì người bán hàng công bố? Khi cần mặc cả, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau: Đi theo đám đông để được đồng bọn “đỡ lời”; lựa chọn đúng “thời điểm vàng” để người bán hàng dễ xuống giá (đầu tháng, đầu ngày, khi chưa bán được nhiều hàng... Tuy nhiên hãy cẩn thận, chiêu này rất dễ phản tác dụng); không tỏ ra quá thích thú; tìm ra một số điểm chưa hoàn hảo ở món đồ để lấy cớ xuống giá; xuống một giá thấp hẳn sau đó mới từ từ nâng lên… 2. Biết rõ mức chi cho cuộc sống Lập một danh sách những chi tiêu bắt buộc hàng tháng, vì vậy bạn sẽ hiểu được tiền của mình phải đi về đâu. Càng ước đoán chi tiêu đầu mỗi tháng chính xác bao nhiêu thì số tiền bạn tiết kiệm được sẽ nhiều lên bấy nhiêu. Bạn nên xây dựng cho mình 2 loại tài khoản: một cho nhu cầu thiết yếu và một cho những mong muốn bộc phát. Trước hết hãy ghi chép lại những khoản chi “cứng” như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền học,... Tài khoản còn lại sẽ phục vụ cho những mục đích “mềm” như đi chơi, chi mua quần áo, quà sinh nhật hay những thứ mà bạn thích. Lưu ý là khoản tiền này rất dễ bị “lạm phát” theo ham muốn và sở thích riêng nên hãy tự kiềm chế bản thân bằng những phương pháp “cứng” nhé! 3. Tự ra giới hạn cho bản thân Đặt cho bản thân những khoản hạn định cho việc như giải trí, ăn ở hàng quán, quần áo và những khoản chi đặc biệt khác. Những khoản này được gọi là “tài khoản hưởng thụ” và theo các chuyên gia quản lý tài chính, chúng chỉ nên chiếm khoảng 10% thu nhập của bạn. Tài khoản này dùng để “nuông chiều” bản thân, làm những việc mà bản thân thích thú. Nếu một tháng bạn kiếm được hai triệu đồng, hãy dùng hai trăm nghìn đồng để thỏa mãn “cơn thèm thuồng” một đôi giày thật chất hay một thỏi son thật đẹp nhé! Vậy nếu cùng một lúc, bạn muốn mua cả son và giày? Hãy áp dụng nguyên tắc ưu tiên để xác định món đồ cần kíp với mình. Nếu bạn là người ưa di chuyển, thích khám phá, trước hết hãy đặt ưu tiên vào một đôi giày tốt. Nhưng nếu bạn là một cô nàng điệu đà, hãy để đôi giày cho tháng sau! Nguyên tắc chi tiêu của tài khoản này là đừng bao giờ vượt quá giới hạn đặt ra nếu bạn không muốn “gặm mỳ gói cả tháng”. Tuy nhiên bạn cũng không nên phớt lờ nó, hãy tiêu nó theo đúng cách mà bạn cảm thấy thỏa mãn. Quản lý chi tiêu là một lối sống, không phải một giải pháp tức thời. 4. Sử dụng các phần mềm quảnlýchitiêu Thay vì chỉ dùng smart phone vào việc chơi điện tử hay cập nhật mạng xã hội, hãy sử dụng nó như một công cụ đắc lực cho việc quản lý bản thân. Một số ứng dụng quản lý chi tiêu khá phổ biến hiện nay có thể kể đến như Money Lovers, Moneyfy,.. Sau khi đi chợ hay trả tiền xăng xe, hãy đảm bảo bạn “kê khai” đầy đủ những khoản chi của bạn vào phần mềm. Phần mềm có thể giúp bạn tự phân tích hành vi mua sắm của bản thân, xác định ưu tiên, hoạch toán thu chi và thậm chí là đưa ra những lời khuyên chi tiêu thiết thực, lên kế hoạch chi tiêu phù hợp với các sự kiện cụ thể của bạn. 5.Kiếmthêmtiền Thay vì nghĩ cách “tiêu sao cho vừa”, hãy nghĩ đến việc mở rộng tài khoản của mình. Mâu thuẫn lớn của con người là khi còn trẻ, bạn thích rất nhiều thứ nhưng thường không có quá nhiều tiền. Ngược lại khi về già, bạn có tiền nhưng lại không còn quá nhiều ham muốn chi tiêu. Sinh viên là khoảng thời gian “nghèo nhất” nhưng đồng thời cũng là lúc bạn có nhiều “sức trẻ” nhất. Bạn có thể nhờ vào sức mạnh công nghệ để mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ ngay trên Facebook mà không mất một chi phí nào cho việc thuê địa điểm hay quầy hàng, trang trí… Bạn có thể làm gia sư và kiếm những khoản thu nhập nhỏ từ chính những kiến thức của mình. Sale cũng đang là một nghề tương đối thu hút giới trẻ vì những kỹ năng giao tiếp và mạng lưới network mà công việc này mang lại. Đối với sinh viên Ngoại thương, trợ giảng ở trung tâm tiếng Anh, quản lý fanpage, marketing online, dịch thuật… là những công việc vô cùng quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi mốt. Tạmkết Quản lý tài chính vốn không phải một công việc dễ dàng, đặc biệt là đối với sinh viên. Tuy nhiên hãy coi đây như một bài tập dài hạn để rèn luyện lối sống tích cực, chủ động và lành mạnh.“Quản lý chi tiêu là một lối sống, không phải một giải pháp tức thời”- dù có áp dụng quy tắc nào, hãy đảm bảo sự thỏa mãn tối thiểu cho bản thân bạn. 5 bí kíp chi tiêu trong năm mới hiệu quả “Đầu tháng ăn sang, cuối tháng tàn tàn mì gói”hẳn là cảnh thường gặp của sinh viên. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng trong dịp lễ, tết, giữa vô vàn các chương trình khuyến mại“béo bở”cùng ti tỉ những món đồ cần mua cho năm mới. Nhân ngày đầu năm, SứcTrẻ xin gửi tới bạn đọc một số bí kíp chi tiêu, hi vọng bạn đọc sẽ có một năm mới“xúng xính”và no đủ! Mai Hoàng – Lin Lê 14 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 15 BA LÔ TRẢI NGHIỆM BA LÔ TRẢI NGHIỆM
  • 10. Nhữngđiểmnhấnkinhtế thếgiới2015 Giá dầu chạm đáy 13 năm qua: Khép lại năm 2015, giá dầu thô trên thị trường thế giới quanh ngưỡng 35$/thùng, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Tuy nhiên, giá dầu vẫn chưa có dấu hiệu đi lên vì lượng cung quá lớn so với cầu. Phá giá đồng Nhân dân tệ: Ngày 11-12/8, ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ với biên độ 3.6% gây áp lực lớn lên thị trường tài chính kinh tế toàn cầu; đồng tiền rẻ đồng nghĩa với việc cán cân thương mại giữa Trung Quốcvà các nước thay đổi trong đó có VN. Theo tính toán, đồng Nhân dân tệ giảm giá 1% thì thâm hụt thương mại của VN với Trung Quốc tăng 0.6 – 0.8%. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED tăng lãi suất: Ngày 16/12, FED tăng mức lãi suất lên 0.25%. Quyết định trên của FED đã gây ảnh hưởng nhiều tới tỷ giá đồng đô la và giá vàng giao dịch trong nước và thế giới. Lãi suất USD tăng gây ra lo ngại đồng đô la Mỹ mạnh lên kích thích việc rút vốn của các nhà đầu tư khỏi các thị trường mới nổi. Hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Sau 5 năm trời ròng rã đàm phán, vào ngày 5/10/2015, TPP đã đàm phán thành công và dự kiến trong quý 1 năm 2016 sẽ có kết quả phê chuẩn cuối cùng từ quốc hội của các quốc gia thành viên. Theo ước tính, sau khi có hiệu lực, TPP với nhiều tiêu chuẩn cao sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân và chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. ViệtNamvànhững thànhtựu... VN đã có một năm với các chỉ số vĩ mô ổn định: Tăng trưởng GDP cả nước đạt 6,68%, cao hơn chỉ tiêu 6,2% mà Quốc hội đã đề ra. Đây là mức tăng cao nhất 5 năm qua, phản ánh nền kinh tế đã hồi phục rõ nét. Bên cạnh đó, Chỉ số giá tiêu dùng CPI kiểm soát được lạm phát ở mức thấp (0,63%) đã góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể thấy mức tăng CPI năm 2015 là mức tăng rất thấp trong vòng 14 năm qua theo xu hướng chung của thế giới, do ảnh hưởng tích cực của giá dầu và sự quản lý hiệu quả của nhà nước. ĐIỀU GÌ CHỜ ĐÓN Một năm vừa qua đã chứng kiến nhiều biến động của kinh tế thế giới. Việt Nam (VN) trong thời gian đó cũng đã hoàn tất đàm phán thủ tục gia nhập TPP, có GDP tăng cao, lạm phát thấp, nhưng nợ công chạm trần, cạn kiệt ngân sách,...Nhìn về 2015, cho ta nhiều dự đoán về một năm 2016 với nhiều thách thức song hành cùng cơ hội. KINH TẾ VIỆT NAM 2016? Hội nhập kinh tế sôi động: Năm qua, VN đã kết thúc đàm phán 4 Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh kinh tế Á- Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và TPP,đưa tổng số các FTA mà VN tham gia lên 14. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành từ ngày 31/12/2015 sẽ tạo thêm cơ hội cho VN hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngoài ra, cũng phải kể đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) đang trong giai đoạn nước rút, hứa hẹn sẽ đi đến đích cuối cùng vào năm tới. Cònđónhữngvấnđề… Về vấn đề nợ và nợ công: Tại Hội nghị Tổng kết của ngành Tài chính vừa qua, đại diện Bộ Tài chính cho biết mặc dù nợ công đã lên tới mức 61,3%GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5%GDP; song Bộ khẳng định vẫn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Với việc nợ công tăng cao và ngân sách cạn kiệt, đây có thể là mối đe dọa lớn và liên quan đến rất nhiều thế hệ sau nếu tình trạng không được cải biến. Về năng suất lao động: Số liệu cho thấy rằng mức tăng năng suất lao động của VN chưa đến 4% và đang có xu thế giảm, trong khi đó Trung Quốc là 7%, Hàn Quốc trên 5%. Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Năng lực cạnh tranh của VN giai đoạn 2015-2016 thấp: chỉ đạt 4,3/7 và đứng thứ 56 trên tổng số 144 nền kinh tế Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số GCI của VN hiện đứng sau 5 quốc gia gồm: Singa- pore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Số lượng khách du lịch đến VN giảm: Tính chung cả năm 2015, lượng khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 7,94 triệu lượt người, giảm 0,2% so với năm trước và đây là năm đầu tiên khách đến VN giảm kể từ năm 2009. Nhữngcánhcửamớitrong năm2016 Nhìn vào những thành tựu ngoại giao mà VN đã đạt được trong năm 2015, năm 2016 hứa hẹn sẽ là một năm cực kì sôi động khi nước ta hội nhập sâu rộng và toàn diện, mở ra một sân chơi cho các doanh nghiệp VN giao lưu và phát triển. Tuy nhiên, doạnh nghiệp VN cần năng động và nắm bắt cơ hội trong nước, nhất là trong những ngành VN có lợi thế cạnh tranh cao như nông nghiệp và dệt may. Trong 2016, giải ngân lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể đạt đạt kỉ lục. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh dự đoán vốn FDI giải ngân năm nay có thể đạt 14 tỷ USD, cao hơn 1,5 tỷ USD so với năm ngoái. Có thể khẳng định sức hấp dẫn của VN ngày càng lớn sau hiệp định TPP và trong thời điểm này, vốn FDI sẽ là một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, quan trọng và ổn định. Việc thay đổi nhân sự từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng là một nhân tố quyết định tới việc phát triển kinh tế VN trong những năm tới. Đồng thời, hàng loạt dự thảo văn bản pháp luật đã và đang được trình lên Quốc hội để phê duyệt, hứa hẹn mở ra một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ VN hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Khép lại bức tranh kinh tế 2015 của VN, chúng ta đều hi vọng nền kinh tế trong năm 2016 sẽ tiếp nối những thành tựu đã đạt được ở năm cũ và mở ra nhiều cơ hội để phát triển toàn diện và ổn định. Với những thế hệ lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng toàn quốc, mong rằng VN sẽ vững bước hơn nữa trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập phát triển cùng thế giới và tăng cường đời sống toàn dân. NguyễnThuý Hoà - CLB Kinh tế toàn cầu 16 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 17 KINH TẾ KINH TẾ
  • 11. H ồi bà còn nhỏ, khoảng những năm 50 của thế kỉ trước, Tết là những ngày may mắn được ăn cơm trắng không phải trộn với ngô khoai, là lúc hợp tác xã phân phối cho mỗi nhà vài miếng thịt lợn, là những ngày ra đình xem hội làng. Ban ngày, làng ta sẽ tổ chức cho trai gái chơi đánh đu, đánh cờ người. Tối đến, cả làng tập trung xem hát chèo, hát tuồng. Cụ ngoại con chia cho bà và các anh chị em mỗi người một chiếc bánh mật con con để đem đi chơi, vừa ăn vừa xem hội. Gọi là bánh mật cho sang thôi, thực ra đó là một loại bánh làm bằng gạo nếp trộn lẫn với gạo tẻ, nhà nào khá thì trộn hai phần bột nếp, một phần bột tẻ, giã đều rồi rưới thêm một chút mật mía, nặn thành hình tròn rồi đồ lên, ăn vào cứng đét, chỉ hơi ngòn ngọt, chứ không dẻo ngon như bánh trái bây giờ. Khi có hợp tác xã, khoa học kĩ thuật bắt đầu manh nha, ngày Tết cả làng được nghe radio, chạy bằng pin nhiệt điện. Khi đốt đèn măng-xông, cả sân đình sáng lên, đồng thời có pin để chạy đài. Lúc đó, chẳng ai biết cái radio là gì, chỉ thấy không có người mà cứ nghe thấy tiếng nói, bài hát phát ra thì liền bảo nhau: “Trời ơi, trong đấy có con ma đó, nó nói, nó hát trong đó đấy!” Khi bà lớn lên, đi học Đại học Sư phạm I ngoài Hà Nội, Tết là dịp để về thăm nhà. Quê mình xa nên suốt năm bà chỉ về được vào dịp Hè và Tết. Chiều ba mươi, ga Hà Nội đông nghịt người. Chỉ đeo chiếc ba lô con con, bà lên tàu nhưng chỉ chen được một chân, chân còn lại phải co lên cho người khác có chỗ đứng, trụ như vậy suốt mấy tiếng đồng hồ. Đi bộ mấy chục cây số nữa mới về đến làng mình thì cũng đã sắp giao thừa. Bà chỉ kịp ăn bát cơm nấu vội của cụ con rồi đón thời khắc giao thừa cùng cả nhà luôn. Ông bà lấy nhau vào khoảng năm 1968, lúc bấy giờ, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn vì tất cả đều dồn hết cho chiến trường, thanh niên trai tráng đều xung phong đi chiến đấu, ở quê chỉ còn lại người già, trẻ nhỏ và những người có sức khỏe yếu, không thể đi bộ đội hay dân công hỏa tuyến. Ngoài chiến trường lúc này, Tết chính là thời điểm phải nâng cao cảnh giác nhất vì địch hay tận dụng cơ hội để tấn công quân ta. Ông con là bộ đội nên từ khi lấy ông, năm nào bà đều một tay chuẩn bị đón Tết cho cả gia đình. Nhưng trước khi lo cho cái Tết của mọi người trong gia đình, bà còn phải lo... cho lợn ăn Tết vì có vỗ lợn béo, bán được giá thì mới có tiền sắm sanh. Thế là, bà và ông con lại kì cạch đạp xe lội sông qua chợ Chủ Nhật, lai được bì sắn về nấu cám cho lợn. Những ngày trước Tết, mọi người tập trung cấy, cày cho xong. Các gia đình chỉ ăn Tết trong vòng ba ngày: ba mươi, mùng một và mùng hai, đến mùng ba lại tất tưởi ra đồng làm việc, không được nghỉ gần một tháng trời như bây giờ. Tết những ngày chiến tranh rất đơn giản nhưng đầm ấm. Dù khó khăn về vật chất nhưng gia đình mình vẫn cố gắng chuẩn bị một cái Tết tươm tất nhất có thể, thờ cúng ông bà tổ tiên chu đáo. Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của nhà mình là bánh chưng và cháo mật. Bây giờ, cái gì cũng sẵn, dịch vụ phát triển nên lúc nào cũng có thể đặt mua ngay được. Nhưng trước kia, tất cả đều một tay bà chuẩn bị. Hợp tác xã có làm thịt một con lợn mán còi cọc, một vài bánh xà phòng, khăn mặt chia cho cả làng. Nhưng để có được một miếng thịt lớn quý ấy, bà phải sai bố con đi xếp hàng từ sáng sớm cho đến chiều tối. Ông bà chúng ta Đã ăn Tết như thế nào? Một bánh xà phòng, một chiếc khăn mặt đều phải cắt đôi, mỗi nhà một nửa. Rồi thì dành dụm mãi được bò gạo nếp, một ít mật mía để 23 Tết nấu chè cúng ông Táo. Trước khi đi làm, lo dậy sớm từ sáng ra chợ mua mấy con cá chép con đưa ông Công lên chầu trời. Ngày trước người ta có đi bán cá dạo, đem đến tận nhà như bây giờ đâu con. Ra chợ mà không có, bà phải lội xuống dưới tận chỗ làng chài, chọn mấy con cá khỏe một chút, không được cá vàng hay cá nhiều màu như mẹ con vẫn mua. Nhà mình tuy khó khăn nhưng bà vẫn cố gắng kiếm cho bố và các chú con có manh áo mới đi chơi Tết cho bằng bạn bằng bè. Nhớ một năm nọ, khi bố con học cấp hai, chú hai vừa đi học, chú út thì còn bé lắm, trước Tết cả tháng trời, bà phải đặt trước ở cửa hàng bách hóa trên huyện ba bộ quần áo trẻ con. Chiều hai chín Tết, bà đi dạy về muộn, lên cửa hàng nhận đồ thì họ sắp đóng cửa, cũng may vẫn còn ba bộ quần áo. Nhưng về nhà mới nhận ra, ba cái áo vải hoa của con gái, ba cái quần vải xô gai của con trai. Nhìn bố con và các chú háo hức chờ được thử quần áo mới, bà vừa buồn cười, lại vừa thương. Thế là đêm hôm đó, sau khi sửa soạn cơm nước, làm mâm cơm cúng, dọn dẹp xong xuôi, bà hì hụi khâu khâu vá vá sửa lại mấy chiếc áo con gái thành dáng áo con trai. Sáng mai, bố con và các chú, mặc ba chiếc áo hoa và ba chiếc quần xô gai, đi khoe khắp làng khắp xóm. Thế là thấm thoắt, bao nhiêu cái Tết đã trôi qua. Thật lạ là, dù nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhưng sao bà vẫn nhớ những cái Tết thời còn khó khăn ấy đến thế. Các con bây giờ chắc không đứa nào biết được cảm giác mừng rỡ đến run người khi cả nhà có một đĩa thịt đông cho bữa cơm Tất niên đâu. Bây giờ quanh năm đủ đầy, nên Tết cũng không còn cái háo hức, mong chờ để được ăn no, ăn ngon, được quần áo mới như xưa nữa. Ước gì Tết bây giờ bà được nghe lại tiếng pháo của những Tết xưa – những thanh âm quen thuộc ấy bây giờ chỉ còn lại trong kí ức và nỗi nhớ thôi...” Trải qua thời gian, ngày Tết Nguyên Đán trong lòng mỗi người mang những màu sắc riêng. Và tôi đã có cơ hội được nghe về chuyện đón Tết của ông bà tôi vào những năm 60 của thế kỉ trước, khi đất nước còn chiến tranh chống đế quốc Mĩ ở miền Nam, miền Bắc trong thời kì bao cấp lạc hậu, khó khăn thiếu thốn. Nhiều mẩu chuyện tôi thấy thật khó tin – cứ như những câu chuyện cổ tích mà tôi ở thời hiện đại chẳng bao giờ có thể hiểu hết vậy. Dựa theo lời kể của bà HoàngThị Chung Địa chỉ:ThịTrấnThọ Xuân –Thọ Xuân –Thanh Hóa Bút Chì (híhoáyghi) 18 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 19 CÂU CHUYỆN BÚT CHÌ CÂU CHUYỆN BÚT CHÌ
  • 12. Bứcxúckhônglàmtavôcan –ĐặngHoàngGiang Nếu muốn tìm một cuốn sách để tổng kết lại những sự việc gây tranh cãi trong năm 2015 thì “Bức xúc không làm ta vô can” là cuốn sách dành cho bạn. Đây là tập hợp những bài bình luận về các vấn đề được đăng báo trong vài năm qua của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - một người giàu trí, giàu tâm, đã tỉ mỉ bóc tách lớp lang từng vấn nạn như một bác sĩ lành nghề với con dao mổ lạnh lùng, sắc gọn. Những năm gần đây, người ta “bức xúc” rất nhiều, dư luận dùng cái nhìn “từ trên cao” để ngó xuống những nạn nhân của một vấn đề nào đó để mà bức xúc. Nhưng vấn đề lại ở chỗ những bức xúc đó dường như chỉ là cái nhíu mày khó chịu của những người chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Hãy đọc “Bức xúc không làm ta vô can” để đón năm mới với những quan điểm mới nhé. Hãychămsócmẹ-Shin KyungSook Đã năm nào bạn đón Tết với băn khoăn: “Năm nay cha mẹ mình sẽ lại già thêm một tuổi”? Dù có hay chưa thì “Hãy chăm sóc mẹ” vẫn sẽ khiến cho bạn nâng niu từng khoảnh khắc bên gia đình của ngày Tết. Cuốn sách như rung lên một hồi chuông trong tâm khảm chúng ta. Từ câu chuyện đi lạc của một người mẹ già, ta thấy được sự vô tâm đáng trách của những đứa con. Và trong những người con vô tâm ấy, ta dường như thấy được chính bản thân mình. Đạomộbútkí–NamPhái TamThúc Giống như tên gọi, “Đạo mộ bút kí” là một câu chuyện dài tập về chủ đề trộm mộ ở Trung Quốc. Thế nhưng, cuốn sách không phải là một câu chuyện phiêu lưu kinh dị đơn thuần. Đọc “Đạo mộ bút kí”, bạn sẽ có cơ hội được biết nhiều hơn về những bí ẩn, văn hóa, phong tục của Trung Hoa cổ. Với những bạn không thể đọc được thể loại kinh dị thì cũng đừng lo lắng, giọng văn “tưng tửng” cùng những nhân vật hài hước được nhà văn xây dựng chắn chắc sẽ xoa dịu được những pha căng thẳng, khiến bạn vô cùng thoải mái khi đọc.Nếu bạn muốn thêm thắt một chút u ám, một chút phiêu lưu vào những ngày Tết rực đỏ thì hãy chọn “Đạo mộ bút kí” nhé. Chiếnbinhcầuvồng– AndreaHinata Bạn thấy cuộc đời mình đang chẳng có gì hấp dẫn, những ngày Tết trôi qua thật nhạt nhẽo chán chường? Hãy cầm “Chiến binh cầu vồng” lên và đọc đi thôi. “Chiến binh cầu vồng” là câu chuyện về những mảnh ghép không hoàn hảo của cuộc đời, bị cuộc đời ruồng rẫy, bỏ quên. Cuốn sách như một chuyến tàu hai chiều tốc hành đưa ta về với những mộng mơ của thuở nhỏ, nhưng cũng ngay lập tực chở ta về với thực tại với màn đêm đen kịt. Với giọng văn ngọt ngào nhưng không xa rời thực tế, Andrea Hinata khiến ta phải tự vấn bản thân “Liệu, những đứa trẻ no đủ và coi mọi thức là điều hiển nhiên như chúng ta đã bỏ lỡ những gì?” AndreaHinata Tết là những ngày bạn được mẹ “vỗ béo” với đủ các món truyền thống. Thế nhưng, bạn có thể đã chán ngấy những tảng thịt mỡ hay những miếng bánh chưng to ụ. Những lúc như vậy thì “Bánh mì thơm, cà phê đắng” sẽ trở thành “cứu cánh” đích thực của bạn. Cuốn sách sẽ đưa bạn rong ruổi khắp những nẻo đường của mảnh đất châu Âu với mùi cà phê thấm đượm cánh mũi và vị ngọt ướt đẫm đầu lưỡi từ những viên chocolate ngon tới mức “run rẩy cả tay chân”. Đọc cuốn sách bạn sẽ luôn phải ở trong tình trạng “mắt đọc mà miệng nuốt nước miếng ừng ực”. Từ những món chính như súp cá hồi của Hel- sinki (Phần Lan) đến những món ăn vặt như sữa chua Hi Lạp rưới mật ong đều được miêu tả bằng những ngôn ngữ giản dị nhất nhưng cũng là “đắt” nhất. Đây chắc chắn là cuốn sách không thể bỏ qua với những tín đồ của ẩm thực phương Tây. Mong rằng, với những cuốn sách trên, các bạn sẽ có cho mình một “khoảng dừng” thật ý nghĩa để đón chào một năm mới với những nguồn năng lượng mới, thành công mới. Lin Lê Một năm 365 ngày, sinh viên Ngoại thương có ba tuần được nghỉ Tết âm lịch. Trong“khoảng dừng” giữa những vội vã của đời sinh viên, không thể thiếu những thứ gia vị mang tên“sách”. Thế nhưng, giữa một rừng hàng vạn các đầu sách, đâu là những cuốn sách để đọc xuân này? Những cuốn sách TẾT 2016 không thể bỏ lỡ Ngẩn ngơ tôi đếm tháng năm qua Hai mươi, mười chín đã toan già Thời gian chớp mắt trôi xa Chưa làm chi được cho ta, cho đời. Bao ước mơ chất chồng để đó Đống dự định xếp xó bỏ đi Năm qua biếng nhác, ù lì Ham chơi, lười học, khác gì mọi năm? Nghĩ tức mình sống không chí lớn Phụ tấm lòng cha mẹ, thầy cô Người ta dựng được cơ đồ Trong khi mình vẫn mơ hồ, hoang mang. Sao nỡ để ngày xanh già úa Dửng dưng nhìn tuổi trẻ dần phai Muốn thành kim, sắt phải mài Cứ đi sẽ tới, đường dài ngại chi? Chúc tôi vững bước trước phong ba Mừng vui sẽ nếm, cốt bền lòng Năm mới chỉ một ước mong Mới về cách nghĩ lẫn trong cách làm. Phương Phan Tự vấn 20 01/2016SỨC TRẺ 50 01/2016SỨC TRẺ 50 21 LĂNG KÍNH NGHỆ THUẬT THEO DẤU BỒ CÔNG ANH
  • 13. Trong tâm trí non nớt của một đứa 18 tuổi như tôi, mỗi độ Tết bắt đầu gõ cửa từng nhà thì hình ảnh của bánh chưng xanh, câu đối đỏ, hoa đào nở rộ,... luôn là thứ hiện lên đầu tiên và sâu sắc nhất. Khi tiếng pháo nổ từng đợt bắt đầu, những câu hát trong “Happy New Year” được phát, lòng tôi lại rộn lên ngân nga… Happy New Year May we all have a vision now and then Of a world where every neighbour is a friend Tôi không biết bài hát này đã ra đời từ lúc nào, cũng không dám chắc về tác giả của nó nhưng dù bé dù lớn, mỗi lần câu hát ấy vang lên lại gợn trong lòng tôi những ấm áp ngập tràn. Nhưng “thời gian thay đổi, mọi thứ cũng đổi thay”, tôi không muốn vin vào lí do đó để lên tiếng rằng Tết nay đã khác xưa, cũng không đủ quyền hạn để buộc tội những kẻ đã làm mai một đi phong tục truyền thống ngàn đời ấy. Chỉ biết rằng trong nỗi lòng của những con người đã trải qua rất nhiều cái Tết, nỗi nhớ nhung một thời quá vãng về độ xuân sang vẫn đang âm ỉ cháy… Đành rằng là một đứa của thế hệ 9X, nhưng tôi không thể nào trốn tránh đuợc những nuối tiếc đến quặn lòng khi Tết đã không còn là ngày cả gia đình quây quần bên nhau nữa. Nhớ những đêm 30 cả nhà cùng ngồi trước chiếc tivi đã cũ để xem Táo quân, rồi bố sẽ lại tất bật trang trí cây đào phòng khách, mẹ chạy lên gác mái để chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên. Tôi và đứa em nhỏ dù đã buồn ngủ đến díu cả mắt sẽ lại ngồi bệt xuống bếp nghe tiếng sôi sùng sục của nồi bánh chưng và đợi hương thơm nhè nhẹ thoang thoảng của nó tỏa ra để cảm nhận mùi vị căng tràn trong lồng ngực. Với tôi, ấy là những điều thật giản dị nhưng thiêng liêng vô cùng khi gia đình có dịp ngồi bên nhau lâu hơn một chút, ôn lại những kỉ niệm của năm cũ và mong chờ từng khoảnh khắc giao thừa bước qua. Tết của những năm trở lại, lòng tôi nặng dần hơn… Tin nhắn bận vì đi công tác không về được nhà vào Tết của bố, những lời nhắc nhở tôi chuẩn bị cho Tết của mẹ dày đặc trong điện thoại, tôi tự hỏi “Sẽ là một cái Tết trôi qua vô nghĩa hời hợt đến thế sao?”. Và khi bước qua vài con phố nhỏ để chọn lấy chiếc bánh chưng ngày Tết, thứ khiến không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều người khác trân trọng ngày lễ này thực sự hụt hẫng bởi nó đã dần được thay thế bằng rất nhiều những loại bánh khác. Nét tinh hoa ẩm thực ngàn đời của Việt Nam có chăng lại biến mất chóng vánh như thế ? Nào ai nhớ khi bóng dáng của những đứa trẻ hồ hởi xuống nhà để nhận bao lì xì đỏ, hay xúng xính trong những bộ quần áo mới mà ríu rít sang nhà hàng xóm khoe với tụi nhỏ còn lại. Chẳng hụt hẫng sao được khi tụi trẻ con không còn ngó ra ngó vào đợi khách đến nhà nữa, chúng trốn mình trên gác để online cập nhập không khí ngày Tết. Từ bao giờ ấy, những lời chúc Tết không còn được người ta dùng miệng để nói ra nữa, họ thả vào trong những inbox, những tin nhắn vì ngại ngần rồi tự huyễn bản thân rằng mình bận… Tôi tìm về một thời quá vãng, để đầu mình trằn trọc trong những suy nghĩ của sự đổi thay. Có phải chăng dù sớm dù muộn thì nét đẹp nào cũng dần được đào thải để thay thế bằng những cái mới. Nhưng thiết nghĩ, văn hóa ngàn đời ấy đã ăn sâu vào tiềm thức trong rất nhiều thế hệ vậy thì cớ sao chúng ta ở thời đại này lại không biết trân qu‎ý và gìn giữ. Xin hãy biết sống chậm lại để dành thời gian nán lại bên mâm cơm gia đình, đặt điện thoại xuống mà dành thì giờ chuẩn bị cho không khí Tết. Để ông bà ta được cảm nhận lại văn hóa Tết, để những đứa trẻ giật mình nhận ra phải dành thời gian cho gia đình nhiều hơn và hơn cả, là để Tết đừng bao giờ phải vào sách đỏ khi đã quá muộn màng… Ngân Hà DOMI T ôi tình cờ bước vào Domi Coffee trong một chiều đông muộn để tránh cơn mưa lạnh lất phất trên con phố chùa Láng. Có lẽ chính sắc vàng xanh nổi bật phía bên ngoài đã thu hút tôi chú ý tới quán café nhỏ xinh này. Ngay khi tôi bước vào quán, ánh đèn vàng ấm cúng cùng gam màu trang trí be vàng chủ đạo đã gợi lên trong tôi những cảm giác vô cùng thân thuộc. Tưởng chừng cơn mưa rét lạnh lẽo bên ngoài và khoảng phòng yên tĩnh, bình dị phía bên trong như thuộc về hai chiều không gian khác nhau, rằng tôi có thể đóng cánh cửa lại, gọi cho mình một ly trà gừng nóng và yên tâm tận hưởng thế giới riêng của mình. Những lần sau đến quán, tôi để ý đến từng ngóc ngách của Domi nhiều hơn. Điều mà tôi thích nhất ở đây là khoảng “giếng trời” nho nhỏ ở tầng một, một khoảng không tận dụng nhưng vô cùng nổi bật giữa những ô nhà san sát nhau đầy cứng nhắc. Buổi sáng mùa xuân, ngồi sưởi nắng ngay trong khoảng giếng trời nhỏ nhỏ, gọi vài ly trà nhẹ, ăn một suất mỳ Ý nhỏ xinh cùng chút khoai tây chiên, tương đối sinh viên. Mùa hè tới Domi, uống Domi Smoothie - sinh tố hỗn hợp giữa sữa chua với hương xoài, dâu, mật ong và một chút nồng của rượu bailey, mát mát, ngọt ngọt mà lại chua chua bùng nổ của ngày hè. Tới “cà phê” cùng Domi nhưng ít khi uống chọn cà phê là bởi menu đa dạng và luôn giàu màu sắc như vậy. Thi thoảng trong những cuộc tụ tập với bạn bè, chúng tôi cũng chọn tầng 2 của Domi, mỗi đứa gọi một vài món đồ uống khác nhau. Mùa đông năm nay, ở Domi còn có thêm những món đang khá thịnh hành như hạt dẻ, bánh mỳ nem khoai. Quán còn khéo chiều lòng khách bởi các combo đồ ăn - uống kết hợp cũng như sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên. Không phải lúc nào cũng dễ để tìm được một nơi “hợp ý” mình, ai đã tới Domi cũng đều bị sự “dễ thương” của nơi này chinh phục đó thôi? CÀ PHÊ CÙNG Domi Coffee - 27 Chùa Láng DOMI 01/2016SỨC TRẺ 50 A22 01/2016SỨC TRẺ 50 THEO DẤU BỒ CÔNG ANH 01/2016SỨC TRẺ 50 A
  • 14. MRS THÂN DESIGNER • Hàng thiết kế mang thương hiệu Mrs. Thân. Mẫu mã đa dạng và cập nhật xu hướng liên tục • Thiết kế chủ đạo là đồ công sở, váy áo trẻ trung phù hợp cả đi học và đi chơi. • Cửa hàng có dịch vụ chỉnh sửa đồ miễn phí và freeship bán kính 5km. Đặc biệt từ 26/1 có chương trình KM 30 – 50 % đồ mùa hè và 15 – 30 % đồ mùa đông Fanpage: Designer Mrs. Thân Địa chỉ: số 926A đường Láng SĐT: 01685706588 với SỮA CHUA DẺO Duyên dáng mà không đụng hàng B 01/2016SỨC TRẺ 50
  • 16. THÁNG 1+2+3 - COUPONCOUPON PIZZA BOX 16K 299K Pizza, Mỳ Ý, Kimbab ÉP, UỐN, NHUỘM Ưu đãi đặc biệt chào Tết Bính Thân GIẢM GIÁ SHOCK -50%SỮA CHUA DẺO TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ TẤT CẢ ĐỒ UỐNG -30% -30% 13K LÀM TÓC & MAKEUP 50% KHÓA HỌC BAN NGÀY (600k/khóa/12 buổi) 20% KHÓA HỌC BAN ĐÊM (950K/khóa/12 buổi) Kiốt 1A ngõ 157 Chùa Láng Số 2, ngõ 67 Chùa Láng 19B1, ngõ 121/2 Chùa Láng số 114 phố Chùa LángTầng 4, só 81 Chùa Láng TẤT CẢ ĐỒ ĂN UỐNG ĐỒNG GIÁ Đặc biệt Quán có: Nem chua, khoai tây chiên, phô mai que,...) PHỤC HỒI COLLAGEN Từ 25/1 đến 1/3 MINH BREAD GIA ĐÌNH TRÁI CÂY PIZZA LÀM TAY BÁNH MÌ SỐT VANG Số 12C, ngõ 898 đường Láng 211 Chùa láng GUITAR THANH TÙNG Từ 25/1 đến 16/3 11K Từ 25/1 đến 1/3 NHUNG KHOÁT HOÀNG KIM Từ Tết dương đến Tết âm ĐỒNG GIÁ HOA QUẢ DẦM SỮA CHUA MÍT HAIR SALON TUẤN NGỌC TẶNG 1 LẦN 0912422866 0912852125 0988577057 0914807772 0979982020 TONY MAKE-UP AND HAIR HOA QUẢ DẦM NHUNG KHOÁT F 01/201650
  • 17. mũ, cởi khẩu trang và găng tay, anh khom người, lập bập: - Cho cháu ly trà nóng ạ. Thật nóng vào, bác nhé! Chủ quán cười xòa: - Ừ rồi chú cứ ngồi xuống cho ấm người đi đã. Giờ này mò ra đây lại gọi trà đá chắc! Anh nheo mắt cười đáp lại, vừa xuýt xoa chà hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm, vừa nhẹ nhàng đặt mình xuống chiếc ghế gỗ thấm nước lâu ngày nay đã mốc meo và ngả sang nước màu nâu bóng. Chợt, có tiếng cất lời: - Gớm, thanh niên khuya khoắt thế này còn mò ra đường. Chắc lại vừa dẫn bạn gái về nhà rồi phi ra đây hồi sức chứ gì! Bác thì còn lạ gì thanh niên chúng mày. Một người đàn ông luống tuổi đang ngồi vắt vẻo trên con Dream hằn vết gỉ sét, cổ quấn chiếc khăn len rẻ tiền dễ tìm trong các sạp quần áo chợ Đồng Xuân. Chiếc áo vải bao báp dày dặn xanh quân đội đã sờn màu, quần kaki bạc phếch và một đôi giày thể thao cũ kỹ. Ánh mắt bác toát lên vẻ phúc hậu của một người đàn ông hiền lành nhưng thô kệch, khiến người đối diện khó cảm thấy, dù chỉ một chút khó chịu với những lời bác nói. Cười trừ, anh nhỏ nhẹ: - Dạ. Bác xe ôm tiếp tục, xem chừng như đang cần vận động liên tục để xua đi cái rét: - Thế nào, đi làm chưa ? Mặt mũi thế này chắc nào đã vợ con gì, đúng không chú? Chiếc 82 cũ kỹ dừng xịch trước quán nước ọp ẹp mở muộn mạn đầu cầu Long Biên. Chàng thanh niên, dáng vẻ co quắp vì lạnh, khuôn mặt lấp ló dưới ánh vàng đục ngầu phả ra từ chiếc đèn đường già cỗi, cất tiếng hỏi: - Cháu để xe ở đây bác nhé? Bác hàng nước đon đả : - Cứ dựng ở đấy, đêm hôm khuya khoắt thế này, có ma nào ra đuổi đâu mà phải sợ. Cười khì, anh gạt chân chống, lò dò bước vào quán, ra chừng rét lắm. Lật đật tháo Gần 1 giờ sáng. Hà Nội chìm trong màn sương giá. Cái lạnh thấu xương len trong từng góc phố, khiến bất kỳ ai dám cả gan ra đường vào giờ này cũng đều thấy chút hối hận. Nhưng vì nhiều lẽ, nhiều khi là sự mưu sinh, dòng người vẫn chảy không dừng dọc con đường gốm sứ. Hà Nội có bao giờ ngủ. Hà Nội phố Tản mạn chuyện đêm Quenquá Trong kỳ thi lại môn vấn đáp, giáo sư hỏi: - Hình như tôi gặp cậu ở đâu rồi thì phải? - Dạ, năm ngoái em thi trượt, kỳ thi này là thi lại ạ! - Vậy lần trước tôi hỏi cậu câu gì? - Dạ, thầy hỏi: “Hình như tôi gặp cậu ở đâu rồi thì phải?” Làmbàitrắcnghiệm Thầy giáo đang cho các em học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm. Thấy Mary cứ ném lên trời một đồng tiền, thầy hỏi: - Mary, em đang làm gì vậy ? - Thưa thầy, em đang ném đồng tiền để biết cách trả lời các câu hỏi. Nếu đồng tiền rơi xuống mặt sấp thì em trả lời là sai, nếu mặt ngửa là đúng. Đến khi sắp thu bài, thầy giáo để ý thấy Mary một mặt nhìn bài, một mặt thẩy đồng tiền nhanh hơn. Thầy hỏi: - Em làm gì nữa vậy hả Mary? - Thưa thầy, em đang kiểm tra lại các câu trả lời ạ! Xúcphạmnặngnề Có hai vợ chồng cùng lên xe buýt tại bến xe. Người chồng trông còn khá trẻ, còn cô vợ thì trông già hơn chồng rất nhiều. Mấy người đàn bà ngồi phía sau thì thầm: - Khiếp cái cô vợ sao mà trông già thế, cứ như là chị của ông chồng không bằng. Vừa ngượng và tức giận vì lời nhận xét xúc phạm kia, cô đỏ mặt lên vì giận dữ. Một người đàn bà đứng tuổi khác ngồi bên cạnh cô vợ thấy thái độ khác thường của cô liền hỏi: - Sao có chuyện gì mà chị trông bực dọc thế? Cô vợ quay sang bà khách đồng hành than thở: - Tôi bực vì mấy người đàn bà ngồi đằng sau kia đã xúc phạm tôi. Nghe vậy bà khách đồng hành quay sang anh chồng, trách: - Này cậu, tại sao cậu lại để cho người ta xúc phạm mẹ cậu như vậy hả? Thựctế Một cậu bé nhặt được 1 cây đèn thần. Thần đèn hiện lên nói: - Bây giờ ta sẽ cho con một điều ước, con muốn ước gì? Cậu bé đáp: - Con muốn 1 con rồng ạ! - Ta nghĩ con nên thực tế một chút thì hơn. - Vâng ạ, vậy con muốn có bạn gái. - Con muốn con rồng màu gì ấy nhỉ? Baonhiêucái Một sinh viên đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.Nể tình là học sinh của mình, thầy hỏi nốt câu cuối: - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn? Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào: - Thưa thầy, có 4 cái! Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói: - Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé! Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn im lặng trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu cố câu hỏi như cũ: - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn? Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay: - Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn! Vị giáo sư lắc đầu: - Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi! Sinh viên nọ đáp ngay: - Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần 1 cái bóng đèn). Giống Hai đứa bạn thân tình cờ gặp nhau: - Ê mày. - Gì? - Tao mới gặp 1 thằng giống mày cực. Mắt giống, mũi giống, miệng cũg y hệt. - Thế à? - Ừ, mỗi tội... - Mỗi tội gì? - Nó đi bằng 4 chân. - !?! Tràtrộn Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi: - Thầy có biết em là ai không? - Dĩ nhiên là không. - Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư? - Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai - ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên. - Vậy thì xin lỗi thầy nhé! - cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng. TRUYỆN CƯỜI L 01/2016SỨC TRẺ 50 373K 01/2016SỨC TRẺ 50 23 TRUYỆN NGẮN